Với số lượng lớn người và hàng hóa tập trung mua bán, yêu cầu về việc đảm bảo an toàn phòng cháy tại các khu chợ đang ngày càng chợ nên cấp thiết và quan trọng. Quá trình này không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý mà còn là nhiệm vụ của cả cộng đồng và mỗi cá nhân, đặc biệt là tiểu thương trực tiếp kinh doanh sạp hàng.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các nguy cơ tiềm ẩn và đề xuất một số biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân và tài sản trong khu chợ trước các sự cố hỏa hoạn không mong muốn nhé
Mục lục
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cháy nổ tại các khu chợ
Chợ là nơi có lưu lượng hàng hóa lớn, số người tập trung đông và cơ sở hạ tầng phức tạp, đặc biệt là các đường dây dẫn điện và việc sử dụng các loại khí đốt, điện dùng cho việc nấu nướng, kinh doanh các sản phẩm liên quan đến ẩm thực. Do đó, chợ cũng là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn về cháy nổ tương đối lớn.
Thời gian gần đây, chúng ta đã chứng kiến nhiều sự cố cháy nổ nghiêm trọng tại các khu chợ truyền thống như vụ cháy tại khu chợ Vina ở Vĩnh Phúc và chợ Tam Bạc ở Hải Phòng. Các sự kiện này đang đặt ra nhiều nguy cơ và vấn đề về phòng chống cháy nổ cần được xem xét giải quyết một cách toàn diện.
Một trong những nguyên nhân chính của các rủi ro mất an toàn này đến từ việc thiếu rõ ràng về quy hoạch và quản lý. Ví dụ như khu chợ Vina tại Vĩnh Phúc, nằm trong một khu vực đất trống không có quy hoạch xây dựng chợ, vật liệu sử dụng tạm bợ kém chất lượng và không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn. Vụ cháy tại chợ Tam Bạc ở Hải Phòng cũng là hậu quả của việc quản lý không hiệu quả về an toàn cháy nổ.
Nguyên nhân cụ thể của vụ cháy tại khu chợ Vina được xác định là do chập điện từ một góc ki-ốt. Điều này chỉ ra rằng nguy cơ cháy nổ có thể bắt nguồn từ các vấn đề liên quan đến hệ thống điện không an toàn. Mặc dù lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH nhanh chóng có mặt, nhưng những thiệt hại vẫn là tương đối lớn.
Đối mặt với những thách thức này, cần thiết phải có sự chung tay của nhiều bên, từ các cấp quản lý đến cá nhân người dân trong việc ngăn chặn và giảm thiểu các vụ cháy nổ tiềm ẩn.
Các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC tại các khu chợ
Để chủ động trong việc đảm bảo an toàn PCCC, ban quản lý khu chợ và các tiểu thương cần tuân thủ một số biện pháp sau:
Không cất giữ các chất hoặc vật liệu dễ cháy
Chủ kinh doanh cần tuân thủ nghiêm quy định về việc kinh doanh, tàng trữ và sử dụng các chất nguy hiểm như xăng, dầu, cồn, ga trong khu vực chợ để giảm nguy cơ cháy nổ. Tuyệt đối không được thực hiện các hoạt động như thắp hương, đốt nến, thờ cúng, hoặc nấu nướng tại khu vực buôn bán.
Ngoài ra, ki-ốt trong các khu chợ cần chú ý đến việc sắp xếp hàng hóa một cách gọn gàng với khoảng cách tối thiểu là 0,5m so với nguồn nhiệt. Tránh sử dụng vật liệu dễ cháy để trang trí nội thất hoặc làm vách ngăn để hận chế nguy cơ bắt lửa lan rộng.
Xem thêm:
Cách lựa chọn thanh thoát hiểm phù hợp cho cửa chống cháy của công trình
Kiểm soát việc sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện trong chợ
Hệ thống điện ở các khu chợ cần được phân chia rõ thành hai phần: Một là hệ thống điện phục vụ hoạt động kinh doanh và hai là hệ thống điện chiếu sáng. Trong quá trình lắp đặt, cần phải tính toán kỹ lưỡng về lượng điện tiêu thụ để tránh tình trạng quá tải.
Hết giờ, các tiểu thương cần ngắt nguồn điện tại khu vực của mình, chỉ để lại nguồn điện phục vụ cho các công tác bảo vệ. Tuyệt đối không nên tự ý mắc đường dây dẫn điện cho các thiết bị như quạt, đèn, bếp điện,… Hành động này có thể gây nên tình trạng chập cháy mất an toàn.
Hệ thống dây dẫn điện cần được thay thế ngay khi phát hiện có dấu hiệu xuống cấp. Đồng thời, các nguồn điện và nguồn nhiệt cần được đặt tại các khu vực riêng biệt và ổn định, kết hợp với việc sử dụng cầu giao Aptomat để hạn chế thấp nhất các rủi ro cháy nổ cho chập điện gây ra.
Xây dựng hệ thống và phương án PCCC cho khu chợ
Các khu chợ cần chú ý đảm bảo có lối đi rộng rãi, có lối thoát hiểm và cửa thoát hiểm để đảm bảo an toàn thoát thân khi sự cố xảy ra. Đối với thiết bị và phương tiện PCCC, cần thực hiện công tác bảo dưỡng, kiểm tra và tu sửa thay thế đều đặn. Sau đó sắp xếp chúng ở vị trí hợp lý để thuận tiện sử dụng.
Hệ thống máy bơm và cấp nước phải được đảm bảo hoạt động tốt khi cần thiết. Đồng thời, việc lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động và hệ thống camera giám sát khu vực lưu trữ hàng hóa cũng cần được triển khai để kịp thời phát hiện và kiểm soát đám cháy.
Trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ, hãy nhanh chóng thông báo cho lực lượng PCCC&CHCN thông qua số điện thoại 114, ứng dụng Báo cháy 144 trên điện thoại di động, hoặc thông báo trực tiếp cho cơ quan công an địa phương. Đồng thời, cần tổ chức công tác dập lửa, cứu người và bảo vệ tài sản theo kịch bản và phương án đã được diễn tập để hạn chế thiệt hại tối đa.
Việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy không chỉ giúp giảm nguy cơ về cháy nổ mà còn tạo ra một môi trường mua bán, trao đổi hàng hóa an toàn cho người dân. Nhận thức rõ ràng – Đồng lòng hành động – Phối hợp chặt chẽ. Quá trình này ngoài những nỗ lực của các cơ quan chức năng thì còn cần ý thức chủ động của cả cộng đồng.
Bạn nên đọc:
Top 4 loại cửa chống cháy tốt nhất dành cho nhà kho của bạn