Thanh thoát hiểm là thành phần không thể thiếu trong các loại cửa chống cháy của công trình. Vậy thanh thoát hiểm là gì? Làm sao để lựa chọn được loại thanh phù hợp cho cửa chống cháy trong chung cư? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Thanh thoát hiểm cửa chống cháy là gì?
Thanh thoát hiểm (còn được gọi là thanh đẩy) là một loại khóa đặc biệt được sử dụng trên các loại cửa thép chống cháy và cửa thoát hiểm. Trong tình huống khẩn cấp, thanh đẩy này cho phép cửa chống cháy được mở một cách nhanh chóng mà không cần sử dụng chìa khóa. Ở trạng thái bình thường, thanh sẽ tự động chốt để đảm bảo an toàn và ngăn chặn xâm nhập.
Cấu tạo chung của các loại thanh thoát hiểm
Thanh thoát hiểm được cấu tạo gồm 3 phần chính:
- Phần đầu trên được kết nối với chốt khóa liên động bên kia của cánh cửa để có thể mở cửa từ bên ngoài khi sử dụng khóa.
- Ở giữa và phía đuôi có một nút nhựa thẩm mỹ được sử dụng để bít đầu ốc. Khi gắn ở phần đuôi của thanh thoát hiểm, bạn cần tháo nắp này trước khi bắn ốc liên kết.
- Mặt dưới của thanh được gia cố và có vị trí đã được xác định sẵn để gắn vít, giúp bạn dễ dàng lắp đặt lên cánh cửa.
Thường thì thanh thoát hiểm được làm từ 1 trong 2 chất liệu được sử dụng phổ biến là thép sơn tĩnh điện hoặc bằng inox 304. Mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau:
- Thanh đẩy làm bằng thép sơn tĩnh điện thường có độ bền cao, đảm bảo sử dụng lâu dài.
- Thanh đẩy làm bằng inox 304 ngoài độ bền cao còn khả năng chống gỉ sét và tạo tính thẩm mỹ cho cánh cửa.
Các loại thanh thoát hiểm phổ biến
Thanh đẩy thoát hiểm có thể được phân thành hai loại, tùy thuộc vào loại cửa thoát hiểm mà chúng áp dụng, bao gồm thanh thoát hiểm đơn và thanh thoát hiểm đôi.
Thanh thoát hiểm cửa chống cháy đơn
Thanh đẩy đơn được phân loại dựa trên chất liệu sử dụng, bao gồm inox và thép sơn tĩnh điện. Cả hai chất liệu này đều có tính chất khá cứng, chịu mài mòn tốt và độ bền cao.
Thông thường, thanh thoát hiểm đơn được thiết kế với chiều dài dao động từ 0.84m đến 1.045m. Khi lắp đặt, vị trí của thanh sẽ ở độ cao với khoảng cách từ 0.9m đến 1m so với mặt đất, vị trí này được xem là phù hợp vì đây là ngưỡng có thể dễ dàng tiếp cận cho mọi đối tượng, bao gồm cả người lớn và trẻ em.
Về tính năng sử dụng, thanh đẩy thoát hiểm đơn được thiết kế đặc biệt cho các loại cửa chống cháy/thoát hiểm có một cánh. Trong các tình huống cần thiết và khẩn cấp, cửa chống cháy có thể được mở ra bằng cách nhấn vào thanh thoát hiểm, chức năng này tương tự như một loại khóa.
Tuy nhiên, loại khóa này chỉ cho phép cửa được mở ra từ bên trong. Để mở cửa từ bên ngoài, cần phải sử dụng một loại khóa phụ được kết nối với thanh đẩy và lắp đặt ở ngoài cánh cửa.
Thanh thoát hiểm cửa chống cháy đôi
Tương tự như thanh đẩy đơn, thanh thoát hiểm đôi cũng được phân thành hai loại dựa trên chất liệu cấu tạo là inox và thép sơn tĩnh điện. Tuy nhiên, thanh đẩy thoát hiểm đôi khác với đơn ở việc nó có thêm chi tiết chốt ở phía trên và phía dưới.
Việc lắp đặt loại thanh thoát hiểm này thường có 3 dạng chủ yếu sau:
Dạng 1: Thanh đẩy thoát hiểm đôi được lắp đặt trên cánh cửa bên ngoài, có chốt ở phía trên và phía dưới. Nguyên tắc hoạt động của cách lắp đặt này là cho phép mở cửa bằng cách nhấn vào thanh. Khi ở trạng thái bình thường, thanh đẩy thoát hiểm sẽ tự động khóa cửa. Khi người dùng ấn vào thanh thoát hiểm, cửa sẽ có thể mở ở cả hai cánh
Dạng 2: Lắp đặt thanh đẩy thoát hiểm đôi trên một cánh cửa, có chốt ở phía trên và phía dưới, trong khi cánh cửa còn lại sử dụng thanh đơn. Một điểm lưu ý khi lắp đặt theo cách này là cánh cửa có thanh đẩy đơn phải được đặt lên cánh cửa có thanh thoát hiểm đôi với chốt trên và chốt dưới.
Ưu điểm của cách lắp này là giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo tính năng an toàn. Để mở cửa chống cháy, người dùng có thể nhấn vào bất kỳ thanh thoát hiểm nào trên cánh cửa và cửa sẽ mở ra.
Dạng 3: Trong trường hợp cửa thoát hiểm có hai cánh hoạt động độc lập mà không có cánh cửa nào chồng lên cánh cửa khác thì có thể lắp đặt thanh thoát hiểm đôi có chốt trên và chốt dưới lên cả hai cánh cửa. Khi lắp đặt loại thanh đẩy này, người dùng chỉ cần nhấn lên thanh ở cánh cửa mình muốn mở.
Cách lựa chọn thanh thoát hiểm cho cửa chống cháy trong chung cư
Lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng: Ưu tiên chọn các thương hiệu uy tín và có chứng nhận về chất lượng, như Bosch, NEO, MIC, GMF, Hafele. Các thương hiệu này sử dụng chất liệu cao cấp và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật chính xác có thể giúp đảm bảo tính năng an toàn trong trường hợp khẩn cấp.
Xác định đúng kích thước: Chọn thanh thoát hiểm có chiều dài phù hợp với kích thước cửa chống cháy và cửa thoát hiểm. Các kích thước phổ biến thường là 0.84m hoặc 1.045m cho cửa có kích thước từ nhỏ đến lớn.
Lắp đặt loại thanh thoát hiểm phù hợp: Xác định chính xác xem cửa cần sử dụng thanh đẩy thoát hiểm đơn hay đôi. Mặc dù màu sắc và kích thước có thể không quá quan trọng đối với tính an toàn, nhưng chọn lựa một thiết kế phù hợp có thể làm cho cửa chống cháy thuận tiện trong việc vận hành hơn.
Lựa chọn sản phẩm có chất lượng tương ứng với giá thành: Bạn nên xem xét giá thành của sản phẩm và so sánh giữa các thương hiệu/ nhà phân phối khác nhau trên thị trường. Không nên mua thanh thoát hiểm giá rẻ không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng vì điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng và an toàn.
Mua loại thanh đồng bộ cùng cửa chống cháy: Nên mua loại thanh đẩy cùng với thiết kế cửa thoát hiểm/cửa chống cháy từ cùng một đơn vị gia công và phân phối để đảm bảo tính đồng bộ giúp cửa hoạt động tốt hơn.Thanh thoát hiểm thông thường có khả năng bấm đến 50,000 lần trong vòng đời của nó.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về thanh thoát hiểm. Việc lựa chọn và sử dụng đúng loại thanh cho cửa chống cháy là một bước vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn trong các tình huống cháy nổ có thể xảy ra.
Để biết thêm thông tin và lắp đặt cửa chống cháy cho công trình của mình, hãy liên hệ với Đa Phúc thông qua hotline 0971546866. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc lắp đặt các sản phẩm, vật liệu chống cháy an toàn với mức giá ưu đãi nhất.
Xem Thêm: