Với lớp phủ kẽm bên ngoài, thép mạ kẽm không chỉ giữ cho cấu trúc thép bên trong tránh khỏi ảnh hưởng của thời tiết và môi trường, mà còn tăng cường độ bền và tuổi thọ của sản phẩm. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu chi tiết về những đặc trưng cơ bản cần nắm được của vật liệu này, mọi người cùng theo dõi nhé.
Mục lục
Giới thiệu về thép mạ kẽm
Thép mạ kẽm là loại thép đã trải qua quá trình phủ lớp kẽm trên bề mặt. Việc có lớp kẽm này giúp hạn chế quá trình rỉ sét, oxi hóa và bào mòn của thép khi tiếp xúc với các điều kiện thời tiết và môi trường, đồng thời cũng góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Trên thị trường hiện nay, kẽm có thể được mạ thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Với ưu điểm nổi bật về độ bền, tính thẩm mỹ tốt, loại thép này đã và đang có những ứng dụng quan trọng trong nhiều hệ thống dân dụng, công nghiệp và sản xuất quan trọng.
Các phương pháp mạ kẽm thép phổ biến trên thị trường
Có ba phương pháp chính để mạ kẽm thép phổ biến trên thị trường, bao gồm mạ kẽm lạnh, mạ kẽm nhúng nóng và mạ kẽm điện phân. Trong số đó, mạ kẽm nhúng nóng là phương pháp phổ biến nhất.
- Mạ kẽm lạnh: Được thực hiện bằng cách phủ một lớp kẽm lỏng lên bề mặt thép ở nhiệt độ môi trường, tương tự như việc sơn. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm công sức, lớp mạ kẽm có độ bám tốt, giá thành rẻ và không ảnh hưởng đến hình dạng hoặc cấu trúc của thép.
- Mạ kẽm nhúng nóng: Là phương pháp mạ kẽm bằng cách nhúng vật liệu thép vào bể kẽm nóng chảy. Phương pháp này có ưu điểm là thực hiện đơn giản, lớp kẽm bám đều trên toàn bộ bề mặt sản phẩm, độ bền cao, khả năng chống gỉ sét tốt và bề mặt vật liệu được nhẵn mịn, thẩm mỹ.
- Mạ kẽm điện phân: Là phương pháp phun trực tiếp hóa chất xi mạ lên bề mặt của sản phẩm bằng cách sử dụng phun sương hoặc nhiều thiết bị khác. Ưu điểm của nó là độ bám cao, lớp kẽm mỏng, nhẵn mịn, phù hợp cho các chi tiết máy.
Một số ưu điểm khi sử dụng thép mạ kẽm
Dù được sản xuất bằng phương pháp nào thì việc sử dụng thép mạ kẽm cũng mang đến một số ưu điểm sau:
- Tối ưu chi phí sản xuất: Việc mạ kẽm cho thép thường tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp phủ bề mặt khác. Ngoài ra, chi phí sơn lớp bảo vệ cũng thấp hơn so với chi phí vận hành máy móc mạ kẽm. Vì vậy, đây thường được xem là lựa chọn tối ưu để duy trì độ bền cho thép
- Chi phí bảo trì thấp: Sản phẩm từ thép mạ kẽm thường có tuổi thọ dài và chi phí bảo trì thấp, do đó mang lại lợi ích kinh tế cao.
- Tuổi thọ cao: Sản phẩm thép mạ kẽm có thể sử dụng với tuổi thọ lên đến hơn 50 năm ở môi trường nông thôn và từ 20-25 năm trở lên ở môi trường có tiếp xúc thường xuyên với chất gây ăn mòn như khu công nghiệp, thành phố, và ven biển.
- Lớp phủ mang lại độ bền tốt: Lớp mạ kẽm có khả năng chống lại tác động cơ học, giúp ngăn chặn quá trình gỉ sét trên bề mặt thép và tăng độ bền sử dụng theo thời gian.
- Có thể mạ đều trên mọi chi tiết: Ưu điểm khác của thép mạ kẽm là khả năng mạ đều trên mọi vật liệu, kể cả các chi tiết phức tạp ở một số vị trí hốc, góc nhọn.
Ứng dụng phổ biến của thép mạ kẽm
Hiện nay, thép mạ kẽm có thể được ứng dụng trong nhiều chi tiết, sản phẩm dân dụng và công nghiệp khác nhau. Tiêu biểu có thể kể đến như:
- Sản xuất sàn Deck: Thép cuộn mạ kẽm có thể được sử dụng để sản xuất tấm sàn Deck thay thế cho cốp pha sàn. Cách làm này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dùng vì không cần sử dụng giàn giáo chống đỡ.
- Làm ống thông gió: Khi sản xuất ống thông gió, thép với lớp mạ kẽm bên ngoài sẽ giúp bảo vệ ống khỏi ảnh hưởng của môi trường, tăng độ bền cho sản phẩm.
- Sản xuất ống thép: Ống hộp được sản xuất từ thép mạ kẽm mang lại hiệu quả kinh tế và độ bền cao, thích hợp cho các hệ thống đường ống cấp thoát nước và đường ống dẫn dầu khí.
- Sản xuất sản phẩm dân dụng: Các sản phẩm dân dụng như ghế, thùng phi, xô đựng,.. thường được sản xuất từ thép mạ kẽm để tăng độ bền và chống ăn mòn. Từ đó giảm chi phí sửa chữa và thay thế sản phẩm trong quá trình sử dụng.
Ngoài các ứng dụng phổ biến trên, thép mạ kẽm cũng được áp dụng trong quá trình sản xuất cửa cuốn chống cháy tại một số nơi. Đây là loại cửa cuốn chuyên dụng được thiết kế để đảm bảo khả năng chống cháy, thường được sử dụng trong các vị trí như tầng hầm của trung tâm thương mại hoặc các nhà xưởng, công trình cao tầng,…
Thân cửa cuốn chống cháy thường được làm từ tấm thép mạ kẽm điện phân, được sản xuất bằng cách mạ kẽm lên tấm thép cán nguội để tăng cường khả năng chống ăn mòn mà vẫn giữ cho bề mặt sạch và duy trì các đặc tính cơ học vốn có của thép.
Phân biệt thép mạ kẽm và inox
Trên thị trường, do màu sắc của thép mạ kẽm và inox (hay còn được gọi là thép không gỉ) có khá nhiều sự tương đồng nên không ít khách hàng có thể bị nhầm lẫn trong quá trình phân biệt. Dưới đây là một số đặc tính khác nhau của hai loại vật liệu này mà bạn cần nắm được:
Tiêu chí | Thép mạ kẽm | Inox |
Bản chất | Là loại thép được phủ kẽm lên bề mặt. Được sản xuất thông qua quá trình điện phân hoặc nhúng nóng để tạo lớp bảo vệ bên ngoài. | Là một dạng hợp kim của sắt với cấu trúc chứa tối thiểu 10,5% là Crom. Được sản xuất nhờ việc pha trộn thành phần và đúc phôi sau khi xử lý bằng axit. |
Khả năng chống han rỉ | Thép mạ kẽm có khả năng chống gỉ nhờ vào lớp kẽm bề mặt. Mặc dù có thể chống han gỉ tốt, nhưng chỉ ở một giới hạn nhất định.
Khi lớp kẽm bị bào mòn hoàn toàn sau một thời gian sử dụng, thép vẫn có thể bị han gỉ |
Inox đảm bảo khả năng chống han rỉ ngay từ bên trong nhờ vào các thành phần như Crom, lưu huỳnh, niken,…
Inox có khả năng chống gỉ vượt trội hơn nhiều so với thép mạ kẽm, ngay cả khi tiếp xúc với môi trường không thuận lợi. |
Độ cứng | Thép mạ kẽm có độ cứng thấp hơn so với thép không gỉ. | Inox có độ cứng cao hơn nhiều nhờ vào thành phần crom và các nguyên tố khác. |
Giá thành | Thép mạ kẽm thường có giá thành rẻ hơn so với thép không gỉ. | Inox có giá cao hơn do sử dụng các thành phần cao cấp và khả năng chống gỉ vượt trội. |
Quy trình sơn thép mạ kẽm
Để tạo ra thép mạ kẽm chất lượng cao, quy trình sản xuất thường bao gồm ba bước chính như sau:
Bước 1: Làm sạch lõi thép bằng nước hoặc axit tẩy rửa để loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất và xử lý hóa học bề mặt chúng.
Bước 2: Đưa lõi thép đã được làm sạch vào một nồi chứa kẽm nóng hoặc tiến hành mạ kẽm bằng phương pháp điện phân.
Bước 3: Sau khi hoàn tất quá trình mạ kẽm, sản phẩm được đưa đi làm mát. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra chất lượng của thép mạ kẽm một cách cẩn thận trước khi lưu trữ vào kho.
Một số câu hỏi thường gặp về thép mạ kẽm
Thép mạ kẽm có sơn được không?
Bạn có thể sơn cho thép mạ kẽm. Tuy nhiên, quá trình này cần phải trải qua nhiều bước chuẩn bị để đảm bảo lớp sơn được bám chắc vào bề mặt. Nếu bạn sơn trực tiếp lên thép mà không qua quá trình chuẩn bị thì sẽ rất tốn kém và dễ gây ra tình trạng bong tróc lớp sơn, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của sản phẩm trong quá trình sử dụng lâu dài.
Thép mạ kẽm có sơn tĩnh điện được không?
Có thể. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng cả sơn tĩnh điện và sơn chống gỉ để sơn lên bề mặt thép mạ kẽm theo nhu cầu.
Thép mạ kẽm có bị rỉ sét không?
Thép hộp mạ kẽm có thể bị gỉ, tuy nhiên, quá trình này thường chỉ xảy ra sau một thời gian khá dài. Chỉ khi bề mặt của nguyên liệu bị xước nhiều do va chạm trong quá trình sử dụng, làm tăng tốc độ quá trình oxi hóa và ăn mòn vào lớp kim loại bên trong, thép hộp mạ kẽm mới bắt đầu xuất hiện tình trạng bị rỉ sét.
Trên đây là một số những chia sẻ của chúng tôi về thép mạ kẽm, rất hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn vật liệu để sử dụng cho công trình. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin cũng như lắp đặt các loại cửa cuốn chống cháy chuyên dụng được sản xuất từ thép mạ kẽm chất lượng, hãy liên hệ với Công ty Cổ phần Cơ khí Đa Phúc qua số hotline 0971546866 để được tư vấn ngay hôm nay nhé