Sơn tĩnh điện là một công nghệ sơn đang được áp dụng rộng rãi trong việc bảo vệ bề mặt kim loại khỏi quá trình ăn mòn gỉ sét. Để hiểu hơn về những ưu điểm và quy trình thực hiện của phương pháp này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện là một phương pháp sơn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp để tạo ra lớp sơn bám chặt lên bề mặt vật liệu. Quá trình này tận dụng nguyên lý điện từ với hai loại sơn ở dạng khô và dạng ướt, nhưng dạng khô được sử dụng phổ biến hơn cả. Nhắc đến phương pháp sơn này, mọi người sẽ chủ yếu cho rằng đó là sơn tĩnh điện khô.
Trong quá trình sơn, điện tích dương được quy định là bột sơn, trong khi bề mặt kim loại mang điện tích âm. Các hạt sơn mang điện tích dương sẽ bị hút đến bề mặt kim loại và kết dính chặt lên đó. Điều này tạo ra một lớp sơn đồng đều và bám chặt, cải thiện đáng kể chất lượng và độ bền của sản phẩm.
Bột sơn tĩnh điện thường bao gồm ba thành phần chính là: nhựa, bột màu và chất phụ gia. Trong đó, có hai loại nhựa phổ biến được sử dụng:
- Nhựa nhiệt dẻo như polyethylene, polyvinyl chloride, polypropylene, nylon, polystyrene,…có khả năng tạo thành lớp phủ mà không cần quá trình biến đổi cấu trúc phân tử. Thường được ứng dụng để sơn tĩnh điện ngoài trời
- Nhựa nhiệt rắn bao gồm epoxy, acrylic,…có khả năng tạo thành một lớp màng vĩnh cửu chịu nhiệt tốt và không bị tan chảy. Phổ biến được ứng dụng để sơn trong nhà
Ưu điểm của sơn tĩnh điện
- Bề mặt sơn đồng đều đảm bảo thẩm mỹ: Phương pháp này tạo ra lớp sơn có độ mịn và đồng đều, không có vết nhăn hay lồi lõm, đảm bảo bề mặt sơn thẩm mỹ cho sản phẩm.
- Chống trầy xước tốt: Lớp sơn tĩnh điện bám chặt vào bề mặt vật liệu, tạo ra một lớp sơn có độ bền cao và chống trầy xước tốt, đồng thời có khả năng chịu tác động cơ học và các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
- Tối ưu chi phí và tiết kiệm sơn: Đây là phương pháp giúp phun bột sơn ra một cách hiệu quả và đồng đều lên bề mặt vật liệu nên có thể giúp tiết kiệm nguyên liệu sơn. Bên cạnh đó, bột sơn dư có thể được thu hồi và tái sử dụng mà vẫn duy trì chất lượng tốt
- Có thể phủ sơn ở các vị trí phức tạp: Sơn tĩnh điện có thể phủ sơn đều trên các vị trí phức tạp, góc cạnh và các bề mặt khó tiếp cận, giúp đảm bảo một lớp sơn đồng đều trên toàn bộ sản phẩm.
- An toàn với môi trường: Quá trình sơn thường không hoặc sử dụng rất ít các dung môi hóa học, giúp giảm thiểu khí thải độc hại và ô nhiễm môi trường tốt hơn so với các phương pháp sơn truyền thống.
Các ứng dụng phổ biến của sơn tĩnh điện
Sơn phun tĩnh điện có thể được ứng đa dạng trên nhiều bề mặt kim loại từ sắt và thép truyền thống đến các bề mặt trơn trượt và khó bám dính như nhôm, inox,…của nhiều vật dụng trong gia đình và các công trình công nghiệp. Tiêu biểu có thể kể đến như:
- Trong lĩnh vực sản xuất các phương tiện, thiết bị xe gắn máy, ô tô,…
- Trong các kệ sắt thép mạ kẽm, hàng rào thép, cổng/cửa nhôm và khung võng kim loại
- Trong các khung ghế xếp, khung võng, chân bàn,…
- Trong các dây chuyền sản xuất, quạt công nghiệp và máy móc trong môi trường công nghiệp.
Tại Công ty Cổ phần Cơ khí Đa Phúc, phương pháp sơn tĩnh điện cũng đang được chúng tôi áp dụng để hoàn thiện bề mặt cho các loại cửa thép chống cháy, cửa nhôm cầu cách nhiệt,…. Sau khi sơn, các sản phẩm của Đa Phúc sẽ có tuổi thọ lâu dài và khả năng chịu đựng tốt trước mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, không bị ăn mòn bởi nhiều loại hóa chất khác nhau.
Nếu được sử dụng và bảo quản đúng cách, tuổi thọ của lớp sơn này có thể kéo dài lên đến vài chục năm. Từ đó, tối ưu hiệu quả đầu tư cho quý khách hàng.
Quy trình phun sơn tĩnh điện các sản phẩm cơ khí tại Đa Phúc
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, quá trình sơn tĩnh điện các sản phẩm của Đa Phúc đang được tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Vệ sinh và xử lý bề mặt
Sản phẩm sau khi được kiểm tra chất lượng và phân loại sẽ trải qua giai đoạn vệ sinh và xử lý bề mặt. Các công đoạn gia công kim loại trước đó có thể tạo ra các bụi bẩn và dầu mỡ công nghiệp trên bề mặt. Do đó, cần được vệ sinh để đảm bảo màu sắc sơn được phun lên đạt chuẩn.
Bước 2: Làm khô bề mặt
Bước này nhằm làm sạch các hóa chất còn sót lại và làm khô hơi nước dính trên bề mặt sản phẩm trong quá trình vệ sinh nhằm chuẩn bị cho quá trình sơn.
Bước 3: Phun sơn tĩnh điện
Quá trình phun sơn tĩnh điện được thực hiện trong một buồng sơn đặc biệt để ngăn chặn sơn phát tán ra môi trường xung quanh và thu hồi các bột sơn rơi vãi nhằm tái sử dụng cho những lần tiếp theo.
Bước 4: Sấy khô lớp sơn trong lò
Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò nung để lớp sơn được sấy khô hoàn toàn, từ đó duy trì độ bền, tránh bong tróc, trầy xước. Nhiệt độ trung bình của lò sấy thường dao động từ 180 đến 200 độ C với thời gian từ 10 đến 15 phút để định hình màu sơn trên sản phẩm.
Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm
Sau khi sơn tĩnh điện đã khô hoàn toàn, sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng để đảm bảo lớp sơn được phủ đều, không có khuyết điểm. Với các tiêu chí về độ bóng, độ mịn, độ bền và độ dày sơn đạt mức tiêu chuẩn đã cam kết.
Một số thắc mắc phổ biến về sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện có độc không?
Sơn tĩnh điện không gây độc hại cho người sử dụng. Các sản phẩm được sơn bằng phương pháp này đã trải qua quá trình xử lý ở nhiệt độ cao, do đó không gây hại cho sức khỏe con người. Bạn có thể sử dụng và tiếp xúc với các sản phẩm một cách thoải mái mà không lo ngại về tác động liên quan đến sức khỏe.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất và phun sơn tĩnh điện có thể tạo ra một lượng nhỏ bụi sơn, đặc biệt đối với người thợ sơn. Hít phải bụi sơn có thể gây kích thích đối với hệ hô hấp và mắt. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thì cần sử dụng các biện pháp bảo hộ an toàn để tránh tiếp xúc với bụi sơn trong quá trình làm việc.
Sơn tĩnh điện có cách điện không?
Lớp sơn tĩnh điện có khả năng cách điện tốt, ngăn chặn dòng điện đi qua, giúp bảo vệ người dùng tránh khỏi nguy cơ bị điện giật. Tuy nhiên, khả năng này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố có thể kể đến như:
- Chất liệu sơn: Nếu lớp sơn có chứa nhiều bột sơn hơn sẽ có khả năng cách điện tốt hơn.
- Độ dày của lớp sơn: Lớp sơn càng dày thì khả năng cách điện sẽ càng tốt.
- Quy trình sơn tĩnh điện: Nếu quy trình sơn không được thực hiện đúng kỹ thuật thì hoàn toàn có thể dẫn đến việc sơn bị bong tróc, làm giảm khả năng cách điện như tính toán.
Sơn tĩnh điện khác sơn thường như thế nào?
Thông thường, để xác định sự khác nhau giữa sơn tĩnh điện và sơn thường, ta có thể dựa vào màu sắc và độ mịn của lớp sơn. Theo đó:
- Công nghệ sơn tĩnh điện thường tạo ra lớp sơn mịn, có màu sắc đồng đều, bám chặt và có độ bóng cao. Khi chạm vào, lớp sơn thường cảm thấy nhẵn mịn và không bị cộm tay.
- Lớp sơn thông thường thường không đồng đều, có nhiều vùng bị dày và mỏng khác nhau, dẫn đến màu sơn không đều và bộ bóng thấp hơn. Khi chạm vào, lớp sơn thường có cảm giác không nhẵn mịn và có thể hơi sần ở một số vị trí.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về phương pháp sơn tĩnh điện đang khá phổ biến trên thị trường, rất hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình lựa chọn vật liệu và lắp đặt cho công trình trong tương lai.
Để được hỗ trợ thêm thông tin về phương pháp sơn này, đồng thời lắp đặt nhanh chóng các sản phẩm, vật liệu chống cháy cho đơn vị, quý khách hàng vui lòng liên hệ cho Đa Phúc qua số hotline 0971546866 trong thời gian sớm nhất nhé.
Tham khảo thêm:
Công nghệ sơn tĩnh điện trên nhôm cầu cách nhiệt và 5 lưu ý quan trọng