Từ khả năng đóng mở linh hoạt đến việc xử lý áp suất và lưu lượng nước một cách chính xác, các loại van chữa cháy đã và đang đóng những vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy hiệu quả tại các công trình hiện nay.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số loại van chữa cháy được sử dụng phổ biến cùng những lưu ý trong quá trình lắp đặt để đảm quá trình vận hành được diễn ra một cách chính xác và ổn định nhất nhé.
Mục lục
Giới thiệu về van chữa cháy
Van chữa cháy, còn được biết đến với tên gọi là van cứu hỏa. Đây là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong hệ thống phòng cháy chữa cháy với chức năng chủ yếu là kiểm soát việc đóng mở và cung cấp nước cho toàn bộ đầu phun, từ đó hỗ trợ đẩy lùi và dập tắt đám cháy khi có hỏa hoạn xảy ra.
Vật liệu chế tạo các loại van chữa cháy thường là những vật liệu cứng, phổ biến nhất là gang. Mặt ngoài thường được phủ một lớp sơn đỏ đặc trưng của ngành chữa cháy, không chỉ giúp dễ phân biệt chúng với các loại van công nghiệp khác mà còn bảo vệ thiết bị khỏi các vấn đề ảnh hưởng từ tác nhân môi trường như rỉ sét, ăn mòn.
Hầu hết van chữa cháy trên thị trường thường được trang bị bộ cảm ứng nhiệt ở phía đầu của thiết bị. Khi phát hiện có đám cháy, bộ cảm ứng tự động kích hoạt và kích thích quá trình xả nước từ các đầu ống để dập tắt đám cháy ngay lập tức. Dòng van này có thể được tích hợp vào hệ thống PCCC, trụ chữa cháy và có thể lắp đặt tại các vị trí quan trọng ở cả trong nhà và ngoài trời.
Các loại van chữa cháy được ứng dụng phổ biến
Dựa theo từng vị trí và mục đích sử dụng khác nhau mà van chữa cháy có thể được chia thành nhiều phân loại, phổ biến nhất sẽ bao gồm các loại van sau:
Van báo động chữa cháy
Van báo động (Alarm valve) có nhiệm vụ phát thông báo khi có đám cháy xảy ra. Chúng hoạt động tự động dựa trên áp lực dòng chảy. Trong trường hợp hỏa hoạn, nước sẽ tự động phun ra, kích hoạt chuông báo động mà không làm thay đổi áp suất ổn định của hệ thống.
Van báo động chữa cháy có cấu tạo đơn giản gồm thân van, đồng hồ đo áp suất, chuông nước và công tắc áp suất, bề ngoài được sơn màu đỏ đặc trưng của các loại chữa cháy. Thiết bị này đang được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống phòng cháy chữa cháy ở khu công nghiệp, khu chung cư, tòa nhà cao tầng hoặc trung tâm thương mại.
Xem Thêm:
Hướng dẫn lắp đặt và những lưu ý khi sử dụng van báo động trong hệ thống PCCC
Van giảm áp pccc
Van giảm áp (Pressure reducing valve) là thiết bị giúp đảm bảo áp suất đầu ra của hệ thống được ổn định và an toàn bằng cách giảm áp suất từ đầu vào. Điều này giúp tránh tình trạng cháy nổ và hư hỏng thiết bị do áp suất quá lớn.
Trên thị trường van giảm áp có thể được chia thành các phân loại như van giảm áp tác động trực tiếp, van tác động gián tiếp phù hợp cho đa dạng các môi trường nước, khí nén, hơi nóng,…Không chỉ là một loại van chữa cháy, van giảm áp còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau như hệ thống khí nén, khai thác khoáng sản hoặc các nhà máy sản xuất thực phẩm, đồ uống,…
Van an toàn chữa cháy
Van an toàn (Safety valve) đóng vai trò bảo vệ hệ thống khi áp suất tăng lên quá mức an toàn. Nếu xuất hiện tình trạng quá tải, loại van này sẽ mở vòi xả, giảm áp suất dư thừa ra môi trường.
Tương tự như van giảm áp, van an toàn cũng có các phân loại van tác động trực tiếp và van tác động gián tiếp được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau như gang, thép, inox,.. để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm, dược phẩm, luyện kim, năng lượng hay công nghiệp hóa dầu.
Van góc chữa cháy
Van góc chữa cháy là thiết bị được lắp đặt trực tiếp với vòi chữa cháy để kiểm soát lưu lượng và tốc độ dòng chảy trong quá trình vận hành. Cấu tạo của loại van chữa cháy này bao gồm thân van, nắp van, tay vặn, đĩa van và ty van, đi kèm với gioăng làm kín để ngăn chặn vấn đề rò rỉ. Mặt ngoài của thân van được phủ lớp sơn đỏ đặc trưng và có thêm lớp epoxy giúp bảo vệ thiết bị khỏi ảnh hưởng từ môi trường.
Van góc chữa cháy được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống phòng cháy chữa cháy của khu công nghiệp sản xuất, khu chung cư, tòa nhà cao tầng và tại các vị trí công cộng như vòi cứu hỏa, trụ chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước,…
Van xả tràn
Van xả tràn là loại van thủy lực thường xuất hiện trong các hệ thống phòng cháy chữa cháy. Chúng kiểm soát áp suất đầu vào của hệ thống và kích hoạt khi có tín hiệu từ bộ cảm biến, giúp xả nước để giảm áp lực và ngăn chặn nguy cơ cháy nổ.
Van xả tràn được chế tạo từ vật liệu bền có độ chịu lực cao, chống ăn mòn và oxy hóa tốt. Thiết bị này được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực từ dân dụng đến các hệ thống công nghiệp, nhà kho,…
Van bướm chữa cháy
Van chữa cháy dạng bướm là một loại van công nghiệp phổ biến được lắp đặt trong các hệ thống đường ống để kiểm soát lưu lượng và dòng chảy của lưu chất. Nếu được phân loại theo cách vận hành, van bướm có thể được chia thành các loại van tay gạt, tay quay, van điều khiển điện và điều khiển khí nén.
Van cổng chữa cháy
Van cổng chữa cháy là thiết bị có chức năng đóng mở để vận chuyển lưu chất trong đường ống. Trong các hệ thống PCCC, chúng thường được lắp đặt để để kiểm soát dòng chảy phục vụ cho công tác dập lửa.
Trên thị trường van cổng có thể được chia thành các phân loại khác nhau như van cổng ty nổi, ty chìm, van cổng dạng dao phục vụ cho nhiều mục đích và hệ thống điều khiển riêng của từng đơn vị. Van cổng không chỉ được ứng dụng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy mà còn khá phổ biến trong các hệ thống cấp thoát nước, thủy lợi, sản xuất thực/dược phẩm,…
Van xả khí
Van xả khí là một loại van chữa cháy quan trọng trong hệ thống với nhiệm vụ xả toàn bộ lượng khí dư thừa khi áp suất đường ống vượt quá mức cho phép. Quá trình này sẽ giúp hệ thống trở nên ổn định, ngăn chặn các sự cố cháy nổ có thể xảy ra do quá tải áp suất. Van xả khí được sử dụng phổ biến nhất trong các hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống nồi hơi, xử lý rác thải hoặc nhà máy sản xuất.
Một số nguyên tắc cần lưu ý khi lắp đặt và sử dụng van chữa cháy
Các loại van chữa cháy ngày nay đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều công trình khác nhau. Tuy nhiên, để mỗi loại van đều phát huy được tốt những ưu thế của mình thì việc lắp đặt đúng cách là điều mà mỗi đơn vị cần đặc biệt chú ý. Dưới đây là một số những vấn đề mà mọi người cần xem xét trong quá trình lắp đặt van chữa cháy:
- Vị trí lắp đặt: Van phải được lắp đặt tại những vị trí dễ quan sát và dễ dàng thao tác để thuận lợi trong quá trình vận hành.
- Hướng lắp đặt: Khi lắp đặt, bạn cần đặc biệt chú ý đến hướng của thân van để đảm bảo van được vận hành một cách chính xác. Ví dụ, đối với van báo động, chiều lắp đặt của van sẽ được đặt theo chiều mũi tên tương ứng với chiều đi có dòng chất lỏng. Van có thể được lắp theo chiều ngang và chiều dọc, nhưng chuông phải được quay lên.
- Vệ sinh đường ống: Tất cả đường ống khi lắp đặt van chữa cháy phải được vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn vấn đề tắc nghẽn và lắng đọng cặn bẩn.
- Kiểm tra bảo dưỡng định kỳ: Công tác kiểm tra bảo dưỡng cần được duy trì định kỳ đều đặn để giúp hệ thống được vận hành ổn định. Khoảng thời gian nên giữ ít nhất 3 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện và khắc phục sửa chữa lỗi phát sinh.
Trên đây là một số những thông tin cơ bản về các loại van chữa cháy được sử dụng phổ biến trên thị trường. Rất hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn, lắp đặt và vận hành loại van phù hợp cho nhu cầu của hệ thống tại đơn vị.
Nếu cần hỗ trợ thêm các thông tin liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Cổ phần Cơ Khí Đa Phúc qua số hotline 0971546866 để được tư vấn và hỗ trợ ngay hôm nay nhé!
Bài viết liên quan:
Nguyên lý hoạt động và cách lắp van chống cháy ngược trong các thiết bị hàn cắt