Cửa thoát hiểm là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong các công trình, đặc biệt là chung cư cao tầng. Trên thực tế, để đảm bảo hiệu quả sử dụng như thiết kế, các loại cửa này thường được đóng kín và chỉ có khả năng mở từ một chiều. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Giới thiệu chung về cửa thoát hiểm
Cửa thoát hiểm là một dạng cửa được sử dụng với mục đích cung cấp lối thoát an toàn cho mọi người trong những tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn
Đặc điểm nổi bật của loại cửa này là chúng chỉ mở một chiều, chủ yếu là từ hành lang ra cầu thang bộ hoặc lối thoát nạn. Thông thường, cửa luôn ở trạng thái đóng và không được sử dụng, trừ khi có nhu cầu kiểm tra phòng cháy chữa cháy hoặc vận hành của công trình được quản lý.
Trong trường hợp xảy ra sự cố đột ngột như hỏa hoạn hay cháy nổ, thang máy không được khuyến khích sử dụng vì lý do an toàn, cửa thoát hiểm trở thành lựa chọn tối ưu duy nhất để giúp người dân di chuyển nhanh chóng ra khỏi tòa nhà, giảm thiểu nguy cơ thương vong.
Để đạt được mục đích quan trọng này, việc lắp đặt cửa thoát nạn yêu cầu sự tính toán kỹ lưỡng về vị trí, kích thước phải đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao nhất. Do đó, cửa thoát nạn trong chung cư phải có khả năng chống cháy, phổ biến nhất là cửa thép chống cháy.
Quy chuẩn kỹ thuật về cửa thoát hiểm cho chung cư
Tiêu chuẩn về cửa thoát nạn cho nhà chung cư được quy định cụ thể trong QCVN 06:2021/BXD và Thông tư 02:2021 của Bộ Xây dựng. Trong đó:
- Nếu tổng diện tích của các căn hộ trên một tầng chung cư lớn hơn 500 m2, yêu cầu phải có tối thiểu 2 lối thoát nạn và 2 cửa thoát hiểm trở lên.
- Tầng hầm và nửa hầm của chung cư phải có ít nhất 2 lối thoát hiểm và cửa thoát nạn khi diện tích vượt quá 300 m2 hoặc sử dụng cho hơn 15 người đồng thời.
- Nếu có từ 2 lối và 2 cửa thoát nạn trở lên, chúng phải được phân bố đều.
- Trong quá trình xác định chiều rộng của cửa và lối thoát nạn, cần xem xét hình dạng của đường thoát nạn qua cửa thoát hiểm để đảm bảo không gây cản trở việc vận chuyển cứu thương.
- Các cửa thoát nạn phải thiết kế để không bị khóa, có thể mở mà không cần chìa. Đồng thời, chúng phải có cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín để ngăn chặn khói.
Vì sao cửa thoát hiểm luôn phải đóng và chỉ mở một chiều
Cửa thoát hiểm luôn phải đóng
Mục đích chính của việc luôn phải đóng kín cửa thoát hiểm trong chung cư là để đảm bảo trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, khói độc không thể lan vào lối thoát nạn. Khi có cháy, người dân có thể sử dụng hành lang, mở cửa và di chuyển theo lối cầu thang để đến nơi an toàn. Thiết kế của cửa thoát nạn nhằm ngăn chặn khói và khí độc, duy trì thời gian cho người dân di chuyển đến vị trí an toàn.
Ở một số công trình, người dân thường mở cửa để có không khí thoải mái. Thậm chí, có những trường hợp còn sử dụng vật nặng để chèn cửa, điều này là rất nguy hiểm vì có thể làm mất cơ hội thoát nạn trong tình huống khẩn cấp.
Khi cửa thoát hiểm chống cháy bị mở, trong trường hợp cháy, khói có thể nhanh chóng lan theo hành lang và bao phủ lối thoát hiểm gây khó khăn cho việc thoát ra ngoài. Nếu mật độ khói quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ hội thoát nạn của tất cả mọi người trong tòa nhà.
Ngoài ra, việc sử dụng vật nặng để chèn cửa thoát nạn thường xuyên có thể gây hỏng hóc phần khóa, làm yếu hệ khung cửa và làm cửa lệch so với thiết kế ban đầu. Tất cả những vấn đề này đều khiến cửa không còn hoạt động đúng như tiêu chuẩn thiết kế, giảm thiểu khả năng chống cháy và mất tính an toàn.
Do đó, theo quy định về PCCC đối với các tòa nhà cao tầng, cửa thoát hiểm phải luôn được đóng kín. Các cửa thoát nạn từ hành lang từng tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ không được có chốt khóa để có thể mở cửa từ bên trong mà không cần chìa.
Cửa thoát nạn từ các phòng hoặc hành lang phải là cửa đặc, được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Nếu cần phải mở khi có cháy, cửa này cũng phải được trang bị cơ cấu tự đóng để đảm bảo an toàn
Tham khảo thêm:
Những loại cửa chống cháy nào được lắp đặt phổ biến ở chung cư hiện nay
Cửa thoát hiểm chỉ mở một chiều
Theo quy định, tất cả các cửa thoát nạn chỉ được phép mở theo một chiều chủ yếu với hai lý do chính sau.
Mục đích đầu tiên là hỗ trợ quá trình thoát hiểm nhanh chóng. Trong tình huống khẩn cấp, con người thường mất bình tĩnh và rất dễ gây nên tình trạng náo loạn.
Nếu cửa thoát hiểm mở theo hai chiều, có thể xảy ra tình trạng người đi vào và ra khỏi cửa theo chiều ngược nhau, gây ra va chạm và làm chậm quá trình thoát hiểm. Thiết kế cửa một chiều sẽ đảm bảo mọi người chỉ có thể di chuyển theo một hướng, tăng khả năng thoát hiểm hiệu quả.
Thứ hai, việc mở cửa thoát hiểm chỉ theo một chiều cũng giúp đảm bảo an ninh cho tòa nhà. Lối thoát hiểm thường dẫn từ các tầng xuống sảnh chính hoặc tầng hầm nên việc chỉ mở một chiều sẽ có tác dụng ngăn chặn trộm cắp và kẻ xấu đột nhập vào các tầng theo lối thoát hiểm.
Rủi ro hỏa hoạn vẫn luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người, ngoài việc nâng cao ý thức của người dân về các biện pháp phòng cháy chữa cháy thì công tác nâng cao nhận thức và hiểu biết trong việc sử dụng cửa thoát hiểm cũng tương đối quan trọng.
Nếu bạn là chủ đầu tư có quan tâm đến việc lắp đặt các loại cửa chống cháy cho công trình của mình, vui lòng liên hệ với Đa Phúc qua số hotline 0971546866 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.