Được xây dựng từ những vật liệu đặc biệt với khả năng chịu nhiệt cao, tường ngăn cháy đang đóng những vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn khói và lửa cháy lan, đảm bảo an toàn cháy nổ cho rất nhiều công trình. Để hiểu rõ hơn về các đặc điểm và phân loại của một số tường chống cháy phổ biến trên thị trường, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Tường ngăn cháy là gì?
Tường ngăn cháy là một vách ngăn đặc biệt có khả năng chịu nhiệt độ cao và ngăn chặn đám cháy lan sang các khu vực khác. Kết cấu của loại tường này khá đặc biệt, thường bao gồm một số vật liệu chống cháy sau:
- Tấm chống cháy KHS: Đây là vật liệu có khả năng chống cháy tốt từ 45 đến 150 phút, đồng thời ngăn chặn gần hoàn toàn nhiệt lượng tỏa ra từ đám cháy trong khoảng thời gian trên, là lựa chọn hàng đầu cho các công trình có yêu cầu độ an toàn cao.
- Tấm MGO: Tấm MGO không chỉ có khả năng chống cháy mà còn chịu nước tốt, rất phù hợp với điều kiện khí hậu ẩm ướt tại Việt Nam.
- Rockwool (bông khoáng): Loại vật liệu này có xuất xứ từ nhiều quốc gia với khả năng chống cháy và chịu nhiệt tốt lên đến hàng nghìn độ C, đảm bảo an toàn cho công trình.
Nếu như các loại cửa chống cháy tuân theo các tiêu chuẩn E, EI thì tường ngăn cháy để đảm bảo độ an toàn cần phải đáp ứng được ba tiêu chuẩn cơ bản chính bao gồm:
- Tính toàn vẹn (E): Khả năng ngăn chặn ngọn lửa và khói độc lan sang các khu vực khác, đảm bảo hệ thống tường kín và không bị nứt hay có khe hở khi xảy ra cháy nổ.
- Tính cách nhiệt (I): Khả năng kháng nhiệt của vật liệu, đảm bảo ngăn chặn nhiệt độ cao từ đám cháy sang phần bề mặt không tiếp xúc với lửa.
- Tính bền vững (R): Độ bền vững và ổn định của hệ thống tường trong suốt quá trình cháy, đảm bảo khả năng chịu lửa và cách nhiệt tốt.
Quy định về kết cấu tường ngăn cháy của nhà và công trình
Là kết cấu có khả năng chống cháy nên tường ngăn cháy cũng cần phải tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn cháy nổ trong xây dựng. Cụ thể, theo quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 về phòng cháy và chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế, kết cấu tường chống cháy cần phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau:
“6. Các bộ phận ngăn cháy
6.3. Tường ngăn cháy phải được xây dựng từ móng hoặc dầm móng lên đến hết chiều cao của tòa nhà, đi qua tất cả các tầng và cấu trúc. Có thể đặt tường ngăn cháy trực tiếp lên khung kết cấu không cháy của tòa nhà hoặc công trình với điều kiện khả năng chịu lửa của khung tiếp giáp với tường ngăn cháy không được thấp hơn khả năng chịu lửa của tường ngăn cháy.
6.4. Tường ngăn cháy phải cao hơn mặt mái 60cm nếu mái hoặc một phần của mái và tầng hầm mái được làm từ vật liệu dễ cháy, và không thấp hơn 30cm nếu làm bằng vật liệu khó cháy.
Nếu tất cả các phần của mái và tầng hầm mái được làm bằng vật liệu không cháy, không cần xây tường ngăn cháy vượt qua mặt mái.
6.5. Trong các tòa nhà có tường ngoài làm bằng vật liệu khó cháy hoặc dễ cháy, tường ngăn cháy phải cắt qua các bức tường này và nhô ra khỏi mặt tường ít nhất 30 cm. Nếu tường ngoài được làm bằng vật liệu không cháy, không cần tường ngăn cháy nhô ra khỏi mặt tường ngoài.
6.6. Lỗ cửa trên tường tiếp giáp với tường ngăn cháy phải cách ít nhất 4m theo chiều ngang từ điểm giao nhau của hai tường và cánh cửa phải có khả năng chịu lửa ít nhất 45 phút.
6.7. Tường ngăn cháy có thể bố trí các đường ống dẫn khói và thông gió, nhưng chỗ tiếp giáp giữa tường và đường ống phải được bịt kín bằng vữa, và khả năng chịu lửa của tường tại điểm đặt đường ống không dưới 150 phút.
6.8. Thiết kế tường ngăn cháy phải đảm bảo độ bền vững khi có sự phá hủy từ một phía do cháy của sàn, mái hoặc các kết cấu khác.”
Phân loại một số tường chống cháy phổ biến
Dựa theo các đặc điểm khác nhau mà người ta có thể chia tường chống cháy thành nhiều phân loại cụ thể, phổ biến nhất sẽ bao gồm các loại tường sau:
Phân loại theo hạn mức thời gian chống cháy
Đa số hầu hết các loại tường chống cháy trên thị trường hiện nay đều phải đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn EI nhằm duy trì tính toàn vẹn và khả năng cách nhiệt an toàn. Do đó, khi xét theo mức thời gian chống cháy, bạn sẽ bắt gặp một số phân loại sau:
Tường ngăn cháy EI 60 phút
Tường chống cháy EI 60 phút được chế tạo với lõi bông thủy tinh có tính cách nhiệt tốt, và hai mặt được phủ bằng tấm KHS chất lượng cao. Nhờ cấu tạo này, tường có thể chịu nhiệt lên đến 60 phút, giúp đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong quá trình di dời khỏi khu vực nguy hiểm.
Tường ngăn cháy EI 90 phút
Tường chống cháy EI 90 phút là loại tường đạt tiêu chuẩn EI 90 do cục Phòng cháy – chữa cháy kiểm định. Khả năng chịu nhiệt của loại tường này lên đến 90 phút giúp tăng hiệu quả trong việc sơ tán người và tài sản.
Tường ngăn cháy EI 120 phút
Tường chống cháy EI 120 phút nổi bật với tính cách nhiệt và tính toàn vẹn cao. Ngoài ra, với khả năng cách âm lên đến 50 dB, khi ứng dụng loại tương này vào công trình cũng sẽ giúp giảm nhiễu và tạp âm một cách hiệu quả.
Tường ngăn cháy EI 150 phút
Đây là loại tường có khả năng chống cháy vượt trội nhất, với thời gian chịu nhiệt lên đến 150 phút. Bên cạnh đó, chúng còn có tuổi thọ lên đến 30 năm khi được bảo quản và sử dụng đúng cách, mang lại sự an toàn dài lâu cho gia đình và công trình.
Phân loại theo vật liệu xây tường
Tường gạch bê tông khí chưng áp (AAC)
Gạch bê tông khí chưng áp (AAC) hay còn gọi là gạch nhẹ AAC, được chế tạo từ các thành phần như cát, vôi, thạch cao, xi măng, và bột nhôm được chưng áp ở nhiệt độ và áp suất cao, tạo ra loại gạch không nung với trọng lượng nhẹ.
Gạch AAC có khả năng chống cháy vượt trội, chịu được nhiệt độ cao nhờ vào cấu trúc bọt khí, giúp gạch bền và khó bị phá huỷ. Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn lớn, tường xây bằng gạch AAC có thể hạn chế nứt, vỡ và sập tường trong thời gian lên tới 4 giờ.
Ngoài ra, do gạch AAC đã được nung nên có khả năng ngăn ngừa nấm mốc, cách âm tốt hơn 3-4 lần so với gạch thường, không độc hại, thân thiện với môi trường và dễ dàng thi công.
Tường chống cháy bằng thạch cao
Thạch cao là vật liệu nhẹ, không nung, có thể tái chế và thân thiện với môi trường. Trên thực tế, thạch cao không cháy có khả năng chống cháy từ 30 phút đến 120 phút tùy vào cấu kiện sử dụng.
Các loại tường ngăn cháy được cấu tạo từ khung xương thạch cao có thể thi công nhanh gấp 3 lần so với tường gạch thường, giúp giảm tải trọng công trình và tiết kiệm thời gian xây dựng. Chúng được ứng dụng khá phổ biến trong các tòa nhà cao tầng, chung cư,…
Mặc dù tường ngăn cháy có khả năng chống cháy tương đối tốt nhưng để đạt được hiệu quả chống cháy tối ưu, bạn cần phải sử dụng đồng bộ các giải pháp chống cháy từ tường ngăn, cửa ra vào, cửa sổ…
Ví dụ, nếu tường có khả năng chống cháy 120 phút nhưng cửa thép chống cháy hay cửa cuốn chống cháy được lắp đặt tại công trình chỉ chống cháy được 60 phút thì toàn bộ hệ thống phòng cháy chữa cháy của công trình sẽ không đảm bảo hiệu quả chống cháy tối ưu trong suốt 2 giờ.
Để hiểu hơn về thạch cao chống cháy bạn có thể tham khảo bài viết:
Việc hiểu rõ và áp dụng đúng các loại tường ngăn cháy không chỉ nâng cao hiệu quả phòng chống cháy nổ mà còn tạo nên môi trường sống và làm việc an toàn. Do đó, bạn hãy đánh giá và lựa chọn loại tường chống cháy phù hợp để tối ưu chi phí và đảm bảo an toàn cho công trình một cách tốt nhất.
Nếu cần hỗ trợ thêm các thông tin liên quan, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Cổ phần Đa Phúc qua số hotline 0971546866 để được tư vấn ngay hôm nay nhé!