BS 476 Part 22 là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt liên quan đến khả năng chống cháy của các thành phần không chịu tải trong công trình. Chúng quy định các phương pháp kiểm tra nhằm đảm bảo rằng các thành phần như cửa ra vào, vách ngăn,.. có thể chịu được nhiệt độ cao và ngăn chặn sự lan rộng của lửa trong thời gian quy định.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn này cũng như đưa ra được những đánh giá so sánh với tiêu chuẩn EN 1364-1 và UL 10C đã được chia sẻ trước đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Phạm vi của tiêu chuẩn BS 476 Part 22
Bộ tiêu chuẩn BS 476 được Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) phát triển, quy định các thử nghiệm chống cháy dành cho các cấu trúc và vật liệu xây dựng, từ đó đánh giá khả năng chịu lửa của chúng. Tiêu chuẩn này cũng nêu rõ các phương pháp thử nghiệm để kiểm tra các đặc tính của vật liệu và kết cấu xây dựng, đảm bảo sự an toàn về phòng cháy chữa cháy.
BS 476 được chia ra thành nhiều phần khác nhau, trong đó phần 22 tập trung vào việc xác định khả năng chống cháy của các thành phần không chịu tải trong kết cấu công trình khi chịu tác động của nhiệt và áp suất. Kết quả được ghi lại theo thời gian từ lúc bắt đầu tăng nhiệt và áp suất cho đến khi mẫu vật bị hỏng. Thử nghiệm này phải được thực hiện từ cả hai phía của vật liệu, nếu chỉ thử từ một phía, phải có lý do và được ghi chú trong báo cáo.
Tầm quan trọng của BS 476 phần 22 trong công tác phòng cháy
BS 476 Part 22 là những tiêu chuẩn quan trọng, cung cấp các phương pháp kiểm tra khả năng chống cháy cho các yếu tố không chịu lực như cửa ra vào, cửa chớp và các loại ống dẫn, van điều tiết. Do vậy việc tuân thủ tiêu chuẩn này giúp các nhà sản xuất và chủ đầu tư được đảm bảo sản phẩm có khả năng chịu đựng tốt trước các tình huống hỏa hoạn nghiêm trọng, từ đó tăng cường an toàn chung cho công trình.
Kết quả từ các bài thử nghiệm theo BS 476 Phần 22 là cơ sở quan trọng cho các quy định về phòng cháy chữa cháy, giúp xác định yêu cầu về an toàn cháy nổ cho các loại công trình khác nhau, cũng như cách lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp. Vì vậy, tuân thủ nghiêm ngặt các kết quả kiểm tra này là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng.
Quy trình thử nghiệm mẫu vật theo BS 476 Phần 22
Quá trình thử nghiệm mẫu vật theo BS 476 Part 22 bao gồm trình tự các bước chi tiết giúp đánh giá khả năng chống cháy của các thành phần không chịu tải trong công trình xây dựng. Quy trình này được thực hiện như sau:
Chuẩn bị mẫu thử
Mẫu vật cần được chuẩn bị theo đúng kích thước và điều kiện phù hợp. Các mẫu thử có thể là cửa ra vào, cửa sổ, tường ngăn không chịu tải, van điều tiết hoặc các thành phần khác của công trình xây dựng,… nhưng cần đảm bảo mẫu vật phản ánh đầy đủ cấu trúc và vật liệu sử dụng trong thực tế.
Đặt mẫu vào thiết bị thử nghiệm
Mẫu vật được đặt trong lò thử nghiệm – một thiết bị mô phỏng điều kiện hỏa hoạn thực tế. Thiết bị này có thể tạo ra nhiệt độ lên tới 1200 độ C và duy trì nhiệt độ đó trong một thời gian nhất định theo tiêu chuẩn quy định.
Gia tăng nhiệt độ theo đường cong thời gian/nhiệt độ
Quá trình thử nghiệm bắt đầu bằng việc gia tăng nhiệt độ trong lò theo một đường cong thời gian/nhiệt độ được xác định trước. Đường cong này mô phỏng quá trình gia tăng nhiệt độ khi xảy ra hỏa hoạn, với mục tiêu kiểm tra tính toàn vẹn và khả năng cách nhiệt của mẫu vật trong những điều kiện khắc nghiệt.
Trong suốt quá trình thử nghiệm, các kỹ thuật viên sẽ quan sát liên tục và để tiến ahfnh đánh giá hai tiêu chí sau:
- Tính toàn vẹn: Khả năng mẫu vật ngăn chặn lửa và khói không lan qua các khe hở, vết nứt hay lỗ thông giữa các phần của mẫu.
- Khả năng cách nhiệt: Đánh giá sự gia tăng nhiệt độ ở bề mặt không tiếp xúc với lửa, đảm bảo nhiệt độ không vượt quá mức quy định, bảo vệ phần bên ngoài khỏi sức nóng từ lửa lan rộng.
Theo dõi sự phá hủy của mẫu
Quá trình thử nghiệm được tiến hành cho đến khi mẫu vật bị phá hủy, ví dụ như xuất hiện vết nứt, mất tính toàn vẹn hoặc khi không còn duy trì được khả năng cách nhiệt. Thời gian phá hủy được ghi lại tính từ thời điểm bắt đầu gia tăng nhiệt độ cho đến khi mẫu không còn đảm bảo tiêu chuẩn.
Ghi nhận và đánh giá kết quả
Kết quả thử nghiệm được ghi nhận cẩn thận, bao gồm thời gian mẫu vật duy trì tính toàn vẹn và cách nhiệt cùng các hiện tượng hỏng hóc xảy ra (nứt vỡ, cháy, khói thoát ra). Báo cáo thử nghiệm sẽ bao gồm đầy đủ dữ liệu về kết quả mẫu và các sự cố trong quá trình thử nghiệm.
Sản phẩm vượt qua thử nghiệm nếu đạt đủ hai tiêu chí chính: tính toàn vẹn và cách nhiệt. Nếu không đáp ứng được bất kỳ một tiêu chí nào, sản phẩm sẽ bị coi là không đạt và có thể không đủ khả năng chống cháy trong các tình huống hỏa hoạn thực tế.
So sánh tiêu chuẩn BS 476 Part 22, EN 1364-1 và UL 10C
BS 476 Part 22, EN 1364-1 và UL 10C là ba tiêu chuẩn khá phổ biến được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam áp dụng để đánh giá khả năng chống cháy của các cấu kiện không chịu lực. Dưới đây là những so sánh đánh giá khái quát về 3 tiêu chuẩn này có thể giúp bạn hiểu một cách đơn giản nhất:
Tiêu chuẩn | BS 476 Part 22 | EN 1364-1 | UL 10C |
Quốc gia phát triển | Anh Quốc | Liên minh châu Âu | Hoa Kỳ |
Phạm vi áp dụng | Kiểm tra khả năng chống cháy của các cấu kiện không chịu lực như cửa, vách ngăn, van điều tiết | Kiểm tra các thành phần không chịu lực trong tường và trần nhà, cửa ra vào, cửa sổ | Kiểm tra khả năng chống cháy của cửa ra vào (bao gồm cả cửa chống cháy) |
Nhiệt độ thử nghiệm | Gia tăng theo đường cong thời gian/nhiệt độ, tối đa 1200°C | Gia tăng nhiệt độ theo đường cong chuẩn ISO 834 (tương tự BS 476) | Nhiệt độ tăng theo chuẩn UL 10C, tối đa 1046°C (1900°F) |
Thời gian thử nghiệm | Tính từ thời điểm gia nhiệt cho đến khi mẫu không còn khả năng giữ tính toàn vẹn hoặc cách nhiệt | Thời gian ghi lại khi mẫu không còn đảm bảo tính toàn vẹn hoặc cách nhiệt, tương tự BS 476 | Ghi lại thời gian duy trì khả năng chống cháy cho đến khi mẫu bị phá hủy hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn |
Phương pháp đánh giá | Đánh giá qua hai tiêu chí chính: tính toàn vẹn (không cho lửa và khói lan qua) và khả năng cách nhiệt (nhiệt độ không vượt quá giới hạn cho phép ở bề mặt không tiếp xúc với lửa) | Đánh giá tương tự BS 476 với tiêu chí tính toàn vẹn và khả năng cách nhiệt đi kèm với đó là một số yêu cầu về độ bền cơ học | Đánh giá khả năng ngăn chặn lửa, khói và khí nóng không lan qua cửa trong thời gian quy định, không yêu cầu khắt khe về cách nhiệt như BS 476 và EN 1364-1 |
Yêu cầu thử nghiệm | Yêu cầu thử nghiệm cả hai phía của cấu kiện. Nếu chỉ thử từ một phía, phải có lý do chính đáng và được ghi vào báo cáo | Phải thử nghiệm từ cả hai phía của cấu kiện để đảm bảo tính khách quan | Chỉ yêu cầu thử nghiệm từ một phía cửa, dựa trên hướng dự đoán của đám cháy trong tình huống thực tế |
Ưu điểm nổi bật | Tập trung vào khả năng cách nhiệt và tính toàn vẹn của cấu kiện không chịu lực, giúp đảm bảo khả năng ngăn chặn lửa và khói, giảm nguy cơ lửa lan rộng | Cung cấp các yêu cầu rõ ràng về độ ổn định cơ học, ngoài việc đánh giá khả năng chống cháy, giúp tăng cường độ bền cho các cấu kiện không chịu lực | Thử nghiệm đơn giản hơn, dễ áp dụng cho nhiều loại cửa ra vào và cửa chống cháy, tiết kiệm chi phí kiểm định |
Trên đây là một số những thông tin cơ bản mà bạn cần nắm được về BS 476 Part 22. Mỗi tiêu chuẩn sẽ đánh giá khả năng chống cháy và cung cấp lựa chọn phù hợp cho các yêu cầu xây dựng cụ thể. Việc tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn này không chỉ giúp các nhà sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn tăng cường sự an toàn chung, góp phần tạo nên các môi trường sống và làm việc bền vững, an toàn cho mọi người.
Một vài tiêu chuẩn khác bạn nên quan tâm:
Tầm quan trọng và quy trình các bước kiểm tra cửa theo tiêu chuẩn BS EN 1634-1