Thời tiết nồm ẩm có thể là một trong những yếu tố gây ra hiện tượng chập cháy rất nhiều thiết bị điện tử tại các gia đình hiện nay. Do đó việc trang bị cho mình những kiến thức và hiểu biết để hạn chế rủi ro mất an toàn, đồng thời bảo vệ các thiết bị đồ điện trong nhà là hoàn toàn cần thiết.
Mục lục
Nguy cơ hỏng hóc chập cháy các thiết bị điện khi thời tiết nồm ẩm
Ở miền Bắc Việt Nam, hiện tượng thời tiết nồm ẩm thường diễn ra vào mùa xuân, khi độ ẩm không khí đạt mức từ 85 – 90%. Nồm ẩm không chỉ tạo cảm giác không thoải mái cho con người, gây mờ dục hơi nước trên kính mà còn có tác động tiêu cực đến các thiết bị điện tử trong gia đình
Hơi ẩm trong không khí có thể xâm nhập vào bên trong các thiết bị điện tử, bám vào các mảng mạch và gây ra chập chờn, lỗi vi mạch, lỗi phóng điện, chập cháy mất an toàn hoặc gỉ sét ở các chi tiết kim loại.
Ngoài ra, khi tường nhà bắt đầu xuất hiện hiện tượng “chảy nước” do độ ẩm cao, ổ điện có thể trở thành những vị trí gây mất an toàn lớn. Nếu nước chảy vào ổ điện mà người dùng không nhận biết được rồi cắm trực tiếp vào các thiết bị điện trong gia đình, thì rủi ro chập điện gây nguy hiểm là rất lớn.
Nguy cơ cháy nổ còn tăng lên khi sử dụng các thiết bị sưởi ấm, máy sấy quần áo không đúng cách, hoặc khi bảo quản các thiết bị điện tử không đúng theo quy chuẩn an toàn. Độ ẩm môi trường cao trong thời tiết nồm ẩm còn khiến cho các thiết bị điện mất đi độ chính xác và tăng lượng tiêu thụ điện năng.
Trong đó, tivi là một trong những thiết bị điện tử chịu nhiều ảnh hưởng từ độ ẩm nhất. Với diện tích tiếp xúc với không khí lớn hơn và thường được đặt gần tường, tivi dễ dàng tiếp xúc trực tiếp với hơi ẩm, dẫn đến các vấn đề như màn hình mờ, giảm chất lượng hình ảnh, hiện tượng nhòe, nhiễu hoặc khó khởi động.
Ngoài tivi, các loại loa hay máy tính, cũng dễ bị hỏng hóc bởi độ ẩm cao. Trong môi trường nồm ẩm, giọt nước li ti có thể xuất hiện trên vi mạch phía trên màng loa gây nhiễu tiếng và ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Các thiết bị đặc thù như máy ảnh, ống kính và film cuộn, khi tiếp xúc với hơi ẩm có thể gặp vấn đề như nấm mốc làm mất chất lượng hình ảnh.
Hướng dẫn biện pháp đảm bảo an toàn cho thiết bị điện khi nồm ẩm
Trong những ngày thời tiết nồm ẩm, nếu không có biện pháp bảo quản đúng thì các thiết bị điện tử có thể gặp nhiều vấn đề từ chập cháy đến hư hỏng. Do đó, việc bảo quản chống ẩm cho thiết bị điện tử trong mùa nồm là một biện pháp hoàn toàn cần thiết để đảm bảo an toàn cháy nổ, nâng cao độ bền và hiệu quả hoạt động cho thiết bị.
Dưới đây là một số biện pháp giúp hạn chế quá trình cháy chập và hỏng hóc thiết bị điện mùa nồm ẩm mà bạn nên lưu ý:
Sử dụng máy hút ẩm chuyên dụng.
Trong những ngày thời tiết nồm ẩm, việc mở cửa có thể dẫn đến việc hơi ẩm xâm nhập vào nhà, làm tăng nguy cơ hỏng hóc cho các thiết bị điện tử. Vì vậy, trước tiên bạn phải đóng kín cửa và hạn chế mở nếu không cần thiết.
Tiếp theo hãy sử dụng máy hút ẩm để duy trì độ ẩm không khí ở mức cần thiết, ngăn chặn hơi nước có thể làm hỏng các linh kiện kim loại và giảm nguy cơ chập cháy, hư hỏng. Nếu gia đình chưa kịp trang bị máy hút ẩm, bạn cũng có thể sử dụng điều hòa ở chế độ khô (Dry) để hạn chế độ ẩm quá cao trong phòng.
Sắp xếp thiết bị điện tử ở những vị trí khô ráo
Trong thời tiết nồm ẩm, việc tìm được một vị trí khô ráo đôi khi sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bạn hãy ưu tiên cho những khu vực có độ ẩm thấp nhất, hạn chế đặt thiết bị điện tử ở những nơi có thể tiếp xúc với độ ẩm cao như mặt kính, tường, sàn nhà.
Để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và giảm nguy cơ hỏng hóc do ẩm ướt, bạn nên thiết bị xa tường và góc nhà, ít nhất từ 10 – 15cm để có đủ không gian giúp không khí lưu thông và thiết bị cũng có thể tản nhiệt hiệu quả hơn.
Lắp đặt ổ điện ở vị trí trên cao
Việc lắp đặt ổ điện cao hơn không chỉ đảm bảo an toàn cho gia đình trong mùa nồm mà còn bảo vệ thiết bị khỏi nước trong mùa mưa, bão, ngập lụt,…đặc biệt là khi sử dụng dây điện ngầm. Dù ở bất kỳ điều kiện nào bạn cũng cần nhớ kiểm tra kỹ trước khi cắm thiết bị để tránh rủi ro rò rỉ điện hoặc chập cháy.
Vệ sinh và sử dụng thiết bị thường xuyên
Trong những ngày mưa hoặc nồm, bạn có thể sử dụng khăn khô để lau và vệ sinh giúp thiết bị được khô ráo và sạch sẽ. Đây cũng là cách giúp bạn phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là ẩm ướt han rỉ.
Ngoài ra, việc sử dụng thiết bị thường xuyên cũng giúp chúng giữ ấm và tránh bị nhiễm ẩm một cách đáng kể. Bật các thiết bị ít nhất một lần mỗi ngày trong khoảng 10 – 15 phút không chỉ giúp chúng tỏa nhiệt mà còn làm khô hơi ẩm bám vào bảng mạch và linh kiện bên trong.
Để thiết bị điện ở chế độ chờ
Trong thời tiết nồm ẩm ướt, bạn nên tránh tắt hoàn toàn thiết bị mà hãy để chúng ở chế độ chờ. Chế độ này giúp chúng được giữ ấm ổn định, không tốn nhiều điện năng và bảo vệ linh kiện bên trong khỏi độ ẩm từ môi trường. Nếu có thể, hãy tắt thiết bị bằng điều khiển từ xa thay vì rút phích cắm để tránh nguy cơ rò rỉ điện gây mất an toàn mùa nồm.
Trên đây là một số những chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân và các biện pháp để hạn chế vấn đề chập cháy thiết bị điện trong những ngày nồm ẩm. Rất hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn và gia đình.
Tham khảo thêm:
4 cách xử lý kính bị hấp hơi nước đơn giản trong thời tiết nồm ẩm