Khi thiết kế hệ thống PCCC cho nhà, công trình, việc xác định bậc chịu lửa được xem là yêu cầu đầu tiên cần được thực hiện.Việc xác định đúng bậc chịu lửa không chỉ giúp tăng cường khả năng bảo vệ công trình mà còn giúp xây dựng một hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) hiệu quả trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thông số này, vai trò của nó trong công tác an toàn cháy nổ cũng như các bước cần thiết để xác định chính xác bậc chịu lửa cho các công trình để từ đó đưa ra các giải pháp bảo vệ sao cho phù hợp nhất nhé!
Mục lục
Bậc chịu lửa là gì?
Bậc chịu lửa là chỉ số đánh giá khả năng chịu nhiệt và chống cháy của một công trình hoặc hạng mục công trình. Chỉ số này thể hiện thời gian tối đa mà các cấu kiện chịu lực và bao che trong công trình có thể chịu được nhiệt độ cao mà không bị biến dạng, mất khả năng chịu lực, mất tính toàn vẹn hoặc mất khả năng cách nhiệt khi xảy ra cháy.
Bậc chịu lửa được xác định dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật hiện hành về phòng cháy chữa cháy (PCCC), bao gồm giới hạn chịu lửa của các kết cấu chịu lực chính như tường, sàn, dầm, cột và mái. Việc xác định chính xác thông số này đóng vai trò quan trọng, là cơ sở để xây dựng các giải pháp an toàn cháy tổng thể cho công trình.
Hiện nay, bậc chịu lửa đang được phân loại với thang đo tiêu chuẩn gồm 5 bậc: I, II, III, IV và V. Theo đó, giới hạn chịu lửa yêu cầu của kết cấu xây dựng phải được xác định sao cho phù hợp với bậc chịu lửa đã chọn cho nhà, công trình. Sự phù hợp được quy định trong QCVN 06-2022/BXD như sau:
Bậc chịu lửa của nhà, công trình và khoang cháy | Giới hạn chịu lửa của cấu kiện, không nhỏ hơn (phút) | ||||||
Tường chịu lực, cột chịu lực và các bộ phận chịu lực khác | Tường ngoài không chịu lực | Sàn tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm) | Kết cấu mái không có tầng áp mái | Các cấu kiện xây dựng của buồng thang bộ | |||
Tấm lợp (kể cả tấm lợp có lớp cách nhiệt) | Giàn, dầm, xà gồ | Tường trong | Bản thang và chiếu thang | ||||
I | R 120 | E 30 | REI 60 | RE 30 | R 30 | REI 120 | R 60 |
II | R 90 | E 15 | REI 45 | RE 15 | R 15 | REI 90 | R 60 |
II | R 45 | E 15 | REI 45 | RE 15 | R 15 | REI 60 | R 45 |
IV | R 15 | E 15 | REI 15 | RE 15 | R 15 | REI 45 | R 15 |
V | Không quy định |
Các chỉ số này là giới hạn chịu nhiệt tối thiểu, không được thấp hơn giá trị yêu cầu.
Trong đó:
- R: Khả năng chịu lực của kết cấu công trình.
- E: Khả năng duy trì tính toàn vẹn của kết cấu dưới tác động nhiệt.
- I: Khả năng chống lại nhiệt và cách nhiệt của kết cấu.
Bạn nên quan tâm:
Tiêu chuẩn cửa chống cháy cần tuân thủ để đảm bảo nghiệm thu công trình nhanh chóng
Hướng dẫn cách xác định bậc chịu lửa của công trình
Việc xác định bậc chịu lửa của công trình là quá trình quan trọng trong việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Dưới đây là các bước cơ bản để xác định:
Bước 1: Xác định giới hạn chịu lửa của các cấu kiện công trình
Các cấu kiện của công trình như tường, cột, sàn, dầm, mái phải được đánh giá về khả năng chịu lửa. Mỗi cấu kiện có một giới hạn chịu lửa nhất định, tức là thời gian mà nó có thể chịu được nhiệt độ cao mà không bị biến dạng, sập hoặc giảm khả năng chịu lực cũng sẽ có một giới hạn nhất định. Việc xác định giới hạn chịu lửa của các cấu kiện này là bước đầu tiên trong việc xác định bậc chịu lửa của toàn bộ công trình.
Bước 2: So sánh giới hạn chịu lửa với các tiêu chuẩn quy định
Sau khi xác định giới hạn chịu lửa của các cấu kiện, bạn cần so sánh với các quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật QCVN 06:2021/BXD và TCVN 2622-1995 về phân loại bậc chịu lửa cho các loại kết cấu trong công trình.
Giới hạn chịu lửa (phút) |
||||||
Bậc chịu lửa | Cột tường chịu lực, buồng thang | Chiếu nghỉ, bậc và các cấu kiện khác của thang | Tường ngoài không chịu lực | Tường trong không chịu lực | Tấm lát và các cấu kiện chịu lực khác của sàn | Tấm lát và các cấu kiện chịu lực khác của mái |
I | 150 | 60 | 30 | 30 | 60 | 30 |
II | 120 | 60 | 15 | 15 | 45 | 15 |
III | 120 | 60 | 15 | 15 | 45 | Không quy định |
IV | 30 | 15 | 15 | 15 | 15 | Không quy định |
V | Không quy định |
Trong trường hợp kết cấu không rõ ràng về giới hạn chịu lửa, cần tham khảo Phụ lục C của TCVN 2622 – 1995 để tra cứu vật liệu có giới hạn chịu lửa tương ứng. Sau đó, đối chiếu với bảng phía trên để xác định bậc chịu lửa phù hợp cho công trình.
Bước 3: Xác định bậc chịu lửa của công trình
Bậc chịu lửa của công trình sẽ được xác định bằng bậc chịu lửa thấp nhất của các cấu kiện chính (giới hạn chịu lửa tối thiểu của các kết cấu) vì công trình không thể vượt qua giới hạn chịu lửa của bất kỳ cấu kiện nào có giới hạn thấp hơn.
Ngược lại, khi đã xác định yêu cầu tối thiểu về bậc chịu lửa của công trình (dựa trên kích thước khoang cháy, chiều cao công trình), có thể tính toán giới hạn chịu lửa tối thiểu của các kết cấu, cấu kiện. Khi không thể xác định rõ hoặc không chứng minh được bậc chịu lửa của vật liệu, thì bên phòng cháy chữa cháy sẽ áp dụng bậc V – tức là bậc chịu lửa thấp nhất làm tiêu chuẩn mặc định cho công trình hoặc cấu kiện đó.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác, chủ đầu tư nên tham khảo ý kiến của các kỹ sư xây dựng, chuyên gia phòng cháy chữa cháy (PCCC) hoặc các tổ chức có thẩm quyền trong lĩnh vực này.
Vữa chống cháy đóng vai trò vô cũng quan trọng trong việc PCCC cho các công trình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về điều đó:
5 điều cần biết về vữa chống cháy kết cấu thép cho công trình
Một số yếu tố ảnh hưởng tới bậc chịu lửa của công trình
Bậc chịu lửa của một công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố, việc hiểu rõ các yếu tố này không chỉ giúp tối ưu thiết kế mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng và tiết kiệm chi phí xây dựng. Dưới đây là các yếu tố chính mà bạn cần xem xét:.
Số tầng của công trình
Số tầng của công trình có ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu bậc chịu lửa. Các công trình cao tầng với kết cấu phức tạp cần phải có các giải pháp chịu lửa tốt và hiệu quả hơn bởi khi xảy ra cháy, việc di chuyển và ứng cứu trong các tòa nhà cao tầng sẽ gặp khó khăn hơn so với các công trình thấp tầng. Vì vậy, yêu cầu về khả năng chịu lửa đối với các kết cấu chịu lực, cần được tính toán chính xác để hạn chế tối đa thiệt hại.
Phân loại nhóm nguy hiểm cháy nổ
Mức độ nguy hiểm cháy nổ của công trình thay đổi tùy vào công năng sử dụng và loại hình công trình. Các công trình nhà ở dân dụng có nguy cơ cháy nổ thấp hơn so với các công trình như khách sạn, trung tâm thương mại hay nhà xưởng sản xuất có chứa nhiều vật liệu dễ cháy. Do đó, yêu cầu bậc chịu lửa cho các công trình này cũng sẽ khác nhau.
Diện tích khoang cháy
Diện tích khoang cháy trong công trình là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi đánh giá bậc chịu lửa. Khoang cháy có diện tích càng lớn, khả năng cháy lan rộng càng cao và tốc độ lan cũng sẽ nhanh hơn.
Đối với những công trình có khoang cháy rộng, việc áp dụng các biện pháp bảo vệ chống cháy và cải thiện bậc chịu lửa cho các kết cấu là điều vô cùng cần thiết. Quá trình này sẽ giúp hạn chế thiệt hại do cháy nổ và đảm bảo thời gian cứu hộ cho cư dân hoặc người lao động trong công trình.
Tính chất nguy hiểm cháy của công trình
Các công trình chứa nhiều chất dễ cháy như hóa chất, nhiên liệu hoặc các vật liệu dễ bắt lửa sẽ yêu cầu bậc chịu lửa cao hơn so với những công trình không chứa các vật liệu này.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Cơ khí Đa Phúc tự hào là đơn vị cung cấp các sản phẩm và vật liệu chống cháy an toàn, đáp ứng tốt yêu cầu phòng cháy chữa cháy cho các công trình. Nếu bạn đang tìm hiểu và có nhu cầu ứng dụng các giải pháp cửa chống cháy, vật liệu chống cháy hiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0971546866 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!