Dù có nhiều lợi ích tuyệt vời về khả năng chống cháy và tối ưu chi phí cho chủ đầu tư, nhưng vữa chống cháy vẫn chưa thực sự được nhiều người biết đến. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại vật liệu này với những lợi ích và ứng dụng phổ biến để xác định xem liệu chúng có phù hợp cho công trình của bạn không nhé.
Mục lục
- 1 Vữa chống cháy trong thi công công trình
- 2 Ưu điểm của vữa chống cháy
- 3 Phân loại vữa chống cháy
- 4 Ứng dụng của vữa chống cháy
- 5 Các bước thi công vữa chống cháy kết cấu thép
- 5.1 Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra điều kiện thi công
- 5.2 Bước 2: Xử lý bề mặt khung sắt thép kim loại
- 5.3 Bước 3: Thi công lớp lót chống gỉ
- 5.4 Bước 4: Thi công lớp lưới thép gia cố
- 5.5 Bước 5: Thi công lớp thạch cao chống cháy
- 5.6 Bước 6: Thi công lớp sơn phủ màu
- 5.7 Bước 7: Nghiệm thu và bàn giao công trình
Vữa chống cháy trong thi công công trình
Vữa chống cháy đang được xem là một giải pháp hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy và gia tăng khả năng chịu lửa của các cấu kiện trong công trình. Được thi công thông qua phương pháp phun tạo lớp bọc phủ, vữa chống cháy có thể chống cháy cho nhiều kết cấu khác nhau của công trình từ thép, tường, mái, cột đến hệ thống ống thông gió.
Vữa chống cháy thường có dạng bột siêu nhẹ, sản xuất từ vật liệu chống cháy và cách nhiệt vô cơ. Về bản chất, chúng được chế tạo từ xi măng kết hợp với các phụ gia đặc biệt. Loại vữa này thường được trộn sẵn tại nhà máy dưới dạng khô, và khi thi công, nó sẽ được trộn với nước để tạo thành dạng sệt.
Sau khi vữa khô hoàn toàn, chúng sẽ tạo ra một liên kết tốt với bề mặt kết cấu thép và bê tông, hình thành một lớp phủ bảo vệ an toàn và ổn định.
Ưu điểm của vữa chống cháy
Việc sử dụng vữa chống cháy mang lại nhiều ưu điểm đáng kể cả về kinh tế và khả năng chống cháy cho chủ đầu tư.Bao gồm:
Hiệu năng chống cháy tốt
Vữa chống cháy có hiệu suất chống cháy tốt, có khả năng duy trì an toàn trong thời gian lên đến 4 tiếng. Do đó cung cấp thêm thời gian cho việc chữa cháy và sơ tán trong các sự cố bất ngờ.
Chi phí thi công thấp
So với các vật liệu chống cháy khác trên thị trường, chi phí thi công của vữa chống cháy khá thấp, đồng nghĩa với việc có thể tiết kiệm chi phí xây dựng mà vẫn đảm bảo độ an toàn chống cháy cho chủ đầu tư.
Ngoài ra, quá trình thi công nhanh chóng và đạt hiệu quả cao cũng góp phần giúp giảm thời gian thi công và tăng hiệu suất xây dựng.
Độ bám dính tốt và an toàn
Vữa chống cháy thường không chứa Amiăng nên có thể giảm nguy cơ độc hại đảm bảo an toàn cho người thi công và sử dụng. Đồng thời với khả năng bám dính xuất sắc và tuổi thọ cao có thể được áp dụng trên nhiều loại bề mặt tạo ra một lớp phủ vững chắc và giảm chi phí duy trì sau thi công.
Phân loại vữa chống cháy
Vữa chống cháy thông thường
Ở dạng thông thường vữa chống cháy loại này là một hệ vật liệu độc đáo, được tạo thành từ các cốt liệu nặng xuất phát từ khoáng sản tự nhiên, xi măng và các phụ gia hoạt tính có điều chỉnh. Loại vữa này đặc biệt thích hợp để bảo vệ kết cấu kim loại trong các dự án dầu khí, nhà cao tầng, nơi yêu cầu cao về cấu trúc và khả năng chịu lực trong trường hợp cháy.
Vữa chống cháy cách nhiệt
Loại vữa có chống cháy cách nhiệt cao cấp thường được thiết kế để bảo vệ và cách nhiệt cho các kết cấu kim loại trong dàn khoan ngoài khơi, tàu thủy và các kết cấu đòi hỏi tiêu chuẩn chống cháy cao và tải trọng nhẹ.
Ứng dụng của vữa chống cháy
Vữa chống cháy có nhiều ứng dụng trong thực tế, đem lại sự an toàn và bảo vệ cho nhiều loại công trình khác nhau:
Chống cháy cho nội ngoại thất
Vữa chống cháy có thể được sử dụng để bảo vệ nội thất và ngoại thất trên các bề mặt bê tông và kim loại bằng cách áp dụng lớp phủ chống cháy trên vật liệu như hydrocacbon, xenlulo từ đó đảm bảo an toàn và ngăn chặn sự lan rộng của ngọn lửa.
Chống cháy cho ống thông gió
Vữa chống cháy có thể được sử dụng để bảo vệ ống thông gió thông thường hoặc ống thông gió có thể chống cháy trong các công trình nhà cao tầng, chung cư, văn phòng, nhà xưởng công nghiệp. Quá trình này giúp tăng khả năng chịu lửa và giảm nguy cơ lan cháy qua hệ thống thông gió.
ống thông gió trong các công trình nhà cao tầng
Chống cháy cho hệ kết cấu các công trình
Sử dụng vữa chống cháy cho hệ kết cấu của các công trình liên quan đến dầu khí, mỏ, lọc dầu hóa dầu, nhà máy dược phẩm, hóa chất,… giúp tăng cường khả năng chịu lửa của cấu trúc và giảm rủi ro cháy nổ trong môi trường công nghiệp có quy mô lớn.
Các bước thi công vữa chống cháy kết cấu thép
Việc thi công vữa chống cháy cho kết cấu thép thường được áp dụng phổ biến tại nhiều công trình, các bước thường được thực hiện theo thứ tự sau:
Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra điều kiện thi công
Trước khi bắt đầu, bạn cần đảm bảo điều kiện lý tưởng cho quá trình thi công vữa chống cháy với nhiệt độ không khí phải đạt trên 10ºC, độ ẩm không khí dưới 85% và không có mưa tạt vào trong quá trình triển khai.
Bước 2: Xử lý bề mặt khung sắt thép kim loại
Tiếp theo bạn cần xử lý bề mặt khung sắt thép kim loại. Sử dụng máy phun cát hoặc máy phun bi để làm sạch bề mặt và đảm bảo đạt tiêu chuẩn từ SA 2.0 trở lên. Trong trường hợp có rỉ sét có thể loại bỏ bằng dầu mỡ, xăng hoặc dung môi thích hợp.
Bước 3: Thi công lớp lót chống gỉ
Sau khi bề mặt kim loại được chuẩn bị xong chúng ta cần thi công lớp lót chống gỉ. Lớp sơn lót này có độ bám dính cao, bảo vệ sắt thép khỏi ăn mòn. Bạn có thể sử dụng máy phun sơn để đảm bảo hiệu quả và đạt độ dày lớp lót tối ưu. Màng sơn cần khô cứng và bám dính chặt trước khi tiếp tục bước tiếp theo.
Bước 4: Thi công lớp lưới thép gia cố
Tiếp theo là bước thi công lớp lưới thép gia cố. Sử dụng lưới thép có độ dày và mắt lưới phù hợp quấn quanh bề mặt vật liệu và cố định bằng đinh bắn trên thép. Khoảng cách giữa lưới thép và bề mặt vật liệu cần được kiểm soát để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Bước 5: Thi công lớp thạch cao chống cháy
Bước này đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến độ dày của lớp vữa chống cháy, thường là từ 12.5-50mm tùy thuộc vào yêu cầu.
Bước 6: Thi công lớp sơn phủ màu
Nhằm tăng cường thẩm mỹ và bảo vệ vật liệu, sau khi lớp vữa khô cần tiến hành thi công lớp sơn phủ màu. Khi lớp vữa và sơn phủ màu đã khô hoàn toàn, có màu sắc đồng đều và bám dính chặt mới chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 7: Nghiệm thu và bàn giao công trình
Cuối cùng, sau khi hoàn thành toàn bộ quy trình thi công, cần tiến hành nghiệm thu dự án. Kiểm tra quy trình, độ dày các lớp và đảm bảo rằng công trình đạt chất lượng theo yêu cầu mong muốn.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về vữa chống cháy. Đây là một giải pháp khá hữu ích và tiết kiệm chi phí đang được ứng dụng tại nhiều công trình. Nếu bạn có nhu cầu về việc lắp đặt các loại vật liệu chống cháy an toàn, đừng quên liên hệ với Đa Phúc thông qua hotlines 0971546866 để được hỗ trợ và tư vấn một cách nhanh chóng nhé.