Chuông báo cháy không chỉ đơn thuần là một thiết bị phát tín hiệu khi có sự cố cháy, mà đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống PCCC của mỗi công trình. Trong bìa viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và một số thông tin hữu ích khác về thiết bị báo cháy này nhé.
Mục lục
Chuông báo cháy là gì?
Chuông báo cháy là thiết bị được sử dụng để tạo ra âm thanh lớn khi có sự cố cháy xảy ra. Đây là một thiết bị quan trọng trong hệ thống PCCC, nhằm thông báo cho mọi người xung quanh về tình huống nguy hiểm để thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời.
Chuông báo cháy thường được đặt ở các vị trí quan trọng trong các tòa nhà hoặc khu chung cư cao tầng. Chúng hoạt động dựa trên tín hiệu từ các thiết bị cảm biến hoặc được kích hoạt bởi con người khi phát hiện có cháy.
Khi trung tâm báo cháy nhận được tín hiệu từ thiết bị báo đầu vào cho biết có sự cố cháy xảy ra, nó sẽ kích hoạt chuông báo cháy để phát ra âm thanh cảnh báo giúp mọi người có thể nghe thấy nhanh chóng và kịp thời phản ứng, thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết khi có sự cố cháy xảy ra.
Cấu tạo chuông báo cháy
Chuông báo cháy có cấu tạo đơn giản với một số thành phần sau:
Mâm chuông: Mâm chuông là thành phần bên ngoài của chuông, được làm từ hợp kim nhôm có chiều dày khoảng 3cm. Với vật liệu này, mâm chuông có độ bền cao và chịu được sự va đập. Nó cũng giúp tạo âm thanh vang và xa hơn khi chuông hoạt động.
Phần đáy và móc treo: Phần đáy của chuông cũng được làm từ kim loại và có một móc treo để giữ chặt chuông trên tường khi lắp đặt. Từ đó giúp chuông không bị rơi ra khỏi vị trí khi có tác động bên ngoài.
Motor điện một chiều: Bên trong chuông, có một motor điện một chiều, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra chuyển động quay cho chuông. Motor này được kết nối với mâm chuông qua một trục khủy.
Trục khủy: Trục khủy là một thành phần quan trọng trong chuông, chúng chuyển động dọc theo trục của motor để tạo ra dao động cho mâm chuông.
Pít tông: Pít tông là một phần khác của chuông, nó được kết nối với trục khủy và có vai trò tạo ra sự va đập lên mâm chuông khi chuyển động.
Lò xo: Lò xo này được sử dụng để tạo sự đàn hồi và đảm bảo rằng mâm chuông có thể dao động một cách liên tục và tạo ra âm thanh.
Vỏ nhựa: Một lớp vỏ nhựa được sử dụng để gắn mâm chuông lên tường và đảm bảo rằng chuông hoạt động đúng cách.
Nguyên lý hoạt động của chuông báo cháy dựa trên việc tạo ra dao động và âm thanh thông qua sự kết hợp của các thành phần khi motor điện hoạt động. Kích thước của chuông cũng có sự đa dạng từ 4, 6, 8, hoặc 16 inch, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của ứng dụng.
Các loại chuông báo cháy phổ biến trên thị trường
Có ba loại chuông báo cháy phổ biến trên thị trường hiện nay:
Chuông báo cháy chống nước
Loại chuông này không chỉ có các tính năng thông thường của một thiết bị báo cháy mà còn có khả năng chống nước rất tốt. Chúng có thể ứng dụng cho việc lắp đặt ở ngoài trời, trong các khu vực ẩm ướt hoặc nơi có độ ẩm cao.
Trên thực tế, một số loại chuông thông thường có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu sóng hoặc bị rỉ sét, dẫn đến mất khả năng báo động. Do đó, chuông báo cháy chống nước mang lại sự ổn định và an toàn trước nhiều yếu tố môi trường có thể phát sinh.
Chuông báo cháy phân cực (tiêu chuẩn Mỹ UL)
Dòng chuông này được sản xuất theo tiêu chuẩn UL tại một hãng sản xuất ở Nhật Bản. Do đó, nó phù hợp cho việc lắp đặt với các tủ trung tâm báo cháy sản xuất theo tiêu chuẩn EN và UL hơn so với các trung tâm báo cháy không phân cực của Nhật Bản.
Khi lắp đặt chuông này với trung tâm báo cháy sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản, cần chú ý đấu dây đúng cực tính. Nếu kết nối sai cực tính, chuông có thể bị hỏng và không thể sử dụng.
Chuông báo cháy không phân cực (tiêu chuẩn Nhật Bản)
Được sản xuất tại Nhật Bản theo các tiêu chuẩn sản xuất hiện đại, loại chuông này có khả năng tương thích với các tủ trung tâm báo cháy sản xuất theo các tiêu chuẩn kích thước, chức năng và cách vận hành được nghiên cứu ở Nhật Bản.
Đối với các tủ trung tâm báo cháy sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu (EN) hoặc Mỹ (UL) cần phải lắp thêm diode để phân cực chuông báo cháy này để nó có thể hoạt động một cách đúng đắn.
Hướng dẫn lắp đặt chuông báo cháy
Để lắp đặt chuông báo cháy trực tiếp vào tường, trước hết bạn cần khoan các lỗ trên bề mặt của tường. Khoảng cách giữa hai lỗ khoan hoặc vít nở cần phải nằm trong khoảng từ 45mm đến 60mm để đảm bảo sự ổn định của chuông. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng vị trí lỗ khoan cách mặt đất ít nhất 2500mm.
Sau khi tạo các lỗ khoan đã xác định , hãy mở nắp đèn của. Đế đèn được gắn chặt để đảm bảo an toàn. Cuối cùng, hãy đóng nắp đèn lại để hoàn thành quá trình lắp đặt.
Đối với các công trình có hộp báo cháy tổng, để lắp đặt, trước hết bạn hãy mở nắp đèn của chuông báo cháy. Sử dụng vít để cố định đế đèn vào vị trí đã xác định trên tủ hộp PCCC. Đảm bảo đế đèn đã được đặt vào vị trí cần thiết và không bị lỏng sau đó đóng nắp đèn lại là bạn đã hoàn tất việc lắp thiết bị báo cháy.
Các thiết bị báo cháy nên đặt ở mọi khu vực trong tòa nhà, từ tầng hầm đến tầng mái phía trên, bao gồm cả các phòng ngủ, phòng khách và hành lang. Đồng thời, chuông báo cháy nên được đặt gần các nút báo cháy khẩn cấp có thể báo động thủ công, giúp người dùng có thể kích hoạt báo động khi có tình huống khẩn cấp.
Ngoài ra, thiết bị này cần được kết nối vào mạch điện chính của tòa nhà để cung cấp nguồn điện liên tục. Cần xem xét kết nối chuông báo cháy theo từng khu vực để đảm bảo hiệu suất tốt nhất và tránh tình trạng các kết cấu hoạt động không đồng đều, gây giảm hiệu suất cảnh báo của thiết bị.
Cách tắt chuông báo cháy
Khi tín hiệu cảnh báo được truyền đến chuông báo cháy, mô tơ bên trong sẽ quay, đẩy trục khủy di chuyển và kéo lò xo kết nối với pittong, tạo ra dao động liên tục. Khi pittong va đập vào thành của mâm chuông, tiếng kêu cảnh báo được phát ra.
Để tắt chuông báo cháy sau khi sự cố đã được giải quyết, bạn cần thực hiện 3 bước sau:
- B1: Di chuyển đến tủ trung tâm báo cháy.
- B2: Tra chìa khóa “Enable control” và quay theo chiều kim đồng hồ.
- B3: Sau đó, nhấn nút “Alarm”
Quá trình này sẽ tắt chuông cảnh báo và đảm bảo rằng hệ thống được reset lại để chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp tiếp theo. Việc tắt chuông báo cháy không chỉ giúp loại bỏ tiếng ồn lớn mà còn đảm bảo hệ thống hoạt động một cách bình thường sau khi sự cố đã được xử lý.
Chuông báo cháy giá bao nhiêu?
Giá của chuông báo cháy có thể chênh lệch tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Loại chuông báo cháy: Có nhiều loại chuông cảnh báo cháy khác nhau trên thị trường với các tính năng và khả năng khác nhau. Từ các thiết bị chống nước đến phân cực sẽ có mức giá chênh lệch từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng.
Thương hiệu: Các thương hiệu khác nhau có mức giá khác nhau. Các thương hiệu nổi tiếng và uy tín như Hochiki, Chungmei và Horing có thể có giá cao hơn so với một số sản phẩm của các thương hiệu khác.
Cấu hình và tính năng: Các chuông báo cháy có thể đi kèm với nhiều tính năng bổ sung như chống nước, tích hợp với hệ thống báo cháy thông minh. Các tính năng này cũng có thể ảnh hưởng đến giá sản phẩm.
Số lượng mua hàng: Việc mua chuông cảnh báo cháy riêng lẻ thường có giá nhỉnh hơn so với việc mua trọn gói nhiều sản phẩm và kết hợp với các thành phần khác của hệ thống báo cháy trong tòa nhà.
Nhìn chung, mức giá của một chiếc chuông báo cháy chỉ giao động trong khoảng từ vài trăm nghìn. Để xác định chính xác nhất, bạn nên tham khảo từ giá bán từ các nhà cung cấp thiết bị bảo vệ cháy nổ hoặc các trang web mua sắm trực tuyến.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về các kiến thức liên quan đến sản phẩm chuông báo cháy. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin liên quan đến hệ thống PCCC hoặc muốn lắp đặt các sản phẩm, vật liệu chống cháy cho công trình của mình, hãy liên hệ với Đa Phúc thông qua hotline 0971546866 để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin hữu ích khác.
Chuông báo cháy là thiết bị quan trọng trong hệ thống PCCC, được sử dụng để tạo ra âm thanh lớn khi có sự cố cháy xảy ra với mức giá giao động trong khoảng từ vài trăm nghìn.