Với nhu cầu ngày càng tăng về các giải pháp xây dựng bền vững, tiết kiệm năng lượng kính Low-E đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho các công trình xây dựng từ nhà ở dân dụng đến các tòa nhà thương mại cao cấp. Vậy kính Low-E là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những đặc tính vượt trội của loại kính này và đưa ra hướng dẫn cách lựa phân loại kính phù hợp nhất.
Mục lục
Kính Low-E là gì?
Kính Low-E là tên viết tắt của Low-Emissivity, hay còn được gọi là kính bức xạ thấp hoặc kính tản nhiệt. Chúng được phủ một loại hợp chất chuyên dụng với tính năng giúp làm chậm quá trình hấp thụ nhiệt.
Ngoài khả năng cách nhiệt, kính Low-E còn được coi như một loại kính chọn lọc quang phổ do nó có thể chặn bức xạ hồng ngoại và tia UV xâm nhập vào phòng. Từ đó đảm bảo sức khỏe cho con người, bảo vệ đồ nội thất khỏi phai màu do tia UV và góp phần tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí làm mát và sưởi ấm trong nhà.
Với nhiều ưu điểm nổi bật, kính Low-E hiện nay đang được yêu thích sử dụng cho khá nhiều các công trình ở Việt Nam, đặc biệt tại các vị trí vách kính, cửa ngoài trời,…
Đặc điểm của kính Low-E
- Hệ số phát xạ nhiệt thấp: Kính Low-E có hệ số phát xạ nhiệt nhỏ hơn hoặc bằng 0,04, giúp giảm lượng nhiệt truyền qua kính so với các loại kính thông thường có hệ số phát xạ nhiệt trung bình khoảng 0,89.
- Khả năng phản xạ tia hồng ngoại: Kính Low-E có thể phản xạ tới 96% tia hồng ngoại, giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong phòng và giảm thất thoát nhiệt.
- Giảm tia UV: Lớp phủ đặc biệt giúp giảm các tác động tiêu cực của tia UV, bảo vệ sức khỏe con người và ngăn ngừa hiện tượng phai màu cho đồ nội thất.
- Đảm bảo cung cấp ánh sáng tự nhiên: Kính Low-E cho phép ánh sáng tự nhiên đi qua mà không làm tăng nhiệt độ trong phòng, giúp căn phòng luôn sáng và thoáng đãng.
- Khả năng cách âm: Ngoài khả năng cách nhiệt, loại kính này cũng có thể làm giảm tiếng ồn từ môi trường bên ngoài, tạo ra không gian yên tĩnh và thoải mái hơn cho nhu cầu sử dụng bên trong.
- Tiết kiệm năng lượng: Kính Low-E giúp duy trì nhiệt độ trong phòng, giảm nhu cầu sử dụng hệ thống sưởi ấm và làm mát, tiết kiệm chi phí năng lượng cho công trình một khoảng đáng kể.
- Tương đối hiệu quả trong điều kiện khí hậu nóng ẩm: Là loại kính tản nhiệt đặc biệt có thể sử dụng lâu dài trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như của Việt Nam, giúp duy trì nhiệt độ và ánh sáng trong phòng một cách hiệu quả.
- Đa dạng phân loại, độ dày, phù hợp với nhiều ứng dụng: Kính Low-E được sử dụng trong các tòa nhà thương mại và dân cư, đặc biệt là trong các cửa sổ, cửa ra vào, mặt dựng kính và các hệ thống kính khác với đa dạng độ dày khác nhau phù hợp với từng mức chi phí đầu tư của khách hàng.
Kính Low-E có chống cháy không?
Kính Low-E (Low-Emissivity) là loại kính có lớp phủ đặc biệt giúp giảm thiểu lượng nhiệt truyền qua kính mà vẫn cho phép ánh sáng tự nhiên đi qua. Tuy nhiên, kính Low-E không được thiết kế để chống cháy.
Chức năng chính của kính Low-E là cách nhiệt và cách âm, giúp tăng hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà. Nếu bạn muốn đảm bảo khả năng chống cháy cho công trình, thì cần sử dụng các loại kính chuyên dụng đặc biệt như kính chịu nhiệt hoặc kính chống cháy được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao và ngăn chặn đám cháy lan rộng trong một khoảng thời gian nhất định.
Các phân loại kính Low-E phổ biến trên thị trường
Kính Low-E trên thị trường hiện nay bao gồm hai loại chính là kính phủ cứng Low-E và kính phủ mềm Low-E. Mỗi phân loại đều có phương thức sản xuất và các tính năng riêng biệt
Kính phủ cứng Low-E
Đây là loại kính được sản xuất thông qua phương pháp phủ lên mặt kính một loại hợp chất đặc biệt với tính năng kiểm soát nhiệt tốt nhờ công nghệ nhiệt luyện. Trong quá trình sản xuất, khi kính được nung đến điểm nóng chảy, hợp chất này sẽ phủ lên bề mặt kính lỏng, tạo thành kính Low-E phủ cứng với lớp phủ bền vĩnh viễn.
Đặc điểm
- Mức độ phản chiếu ánh sáng vừa phải giúp giảm độ chói mà vẫn duy trì được khả năng truyền sáng.
- Độ thấu quang tối đa đảm bảo ánh sáng tự nhiên đi qua một cách hiệu quả.
- Đa dạng trong nhiều ứng dụng, thích hợp với các thiết kế kiến trúc khác nhau
- Giá cả hợp lý phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
- Mặt kính phủ cứng bền vĩnh viễn nên có thể uốn cong hoặc gia công nhiệt.
- Có nhiều lựa chọn phù hợp với các yêu cầu khác nhau.
- Có thể sử dụng làm kính đơn, thích hợp cho các vách mặt dựng và cửa sổ.
Kính phủ mềm Low-E
Sử dụng công nghệ kỹ thuật điện giải trong chân không để phủ một loại hợp chất đặc biệt có chọn lọc lên mặt kính. Quá trình này tạo ra thành phẩm kính Low-E phủ mềm với hai hoặc nhiều lớp phủ.
Đặc điểm
- Mức độ phản chiếu ánh sáng cao giúp tăng cường khả năng phản xạ ánh sáng và nhiệt.
- Linh hoạt, đa dạng màu sắc chủng loại, thích hợp với mọi thiết kế kiến trúc
- Mặt phủ mềm dễ bị trầy xước nên không thể uốn cong hoặc gia công nhiệt.
- Thường được sử dụng cho các mặt dựng với lớp phủ quay vào trong để bảo vệ và duy trì hiệu năng.
Ngoài ra, nhiều đơn vị hiện nay cũng đã đưa ra các phân loại kính low e 2 lớp, kính low e 3 lớp,…có chèn một lớp khí trơ ở giữa, giúp cách nhiệt tốt hơn. Tùy theo từng nhu cầu và khả năng tài chính mà bạn có thể đưa ra lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
Giá kính Low-E là bao nhiêu?
Tùy theo từng phân loại và độ dày mà mức giá của kính Low-E trên thị trường có thể khác nhau. Thông thường, đơn giá sẽ giao động trong khoảng từ vài trăm nghìn đến trên một triệu đồng cho mỗi mét vuông. Tùy theo thực tế công trình mà bạn có thể cân nhắc phân loại và độ dày của lớp kính để tối ưu chi phí một cách tốt nhất.
Nên lắp đặt loại kính Low-E nào?
Lựa chọn được loại kính phù hợp cho công trình luôn là vấn đề khá khó khăn cho rất nhiều khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ những đặc điểm của các phân loại kinh mà chúng tôi đã nêu phía trên thì quá trình xem xét, lựa chọn sẽ tương đối dễ thực hiện.
Đối với kính phủ cứng Low-E, bạn có thể cân nhắc lắp đặt nếu bạn sống ở nơi có khí hậu vì loại kính này cho phép một lượng nhỏ năng lượng hồng ngoại của mặt trời truyền qua kính, giúp sưởi ấm ngôi nhà vào mùa đông. Đồng thời, chúng cũng có khả năng phản xạ năng lượng nhiệt từ nội thất trở lại bên trong, giữ ấm cho ngôi nhà.
Nếu bạn sống ở vùng có khí hậu nóng hơn, kính phủ mềm Low-E có thể là lựa chọn tối ưu hơn. Loại kính này có khả năng chống tia cực tím (UV) và giá trị cách nhiệt cao hơn, đồng thời ngăn chặn sự thất thoát nhiệt ra ngoài giúp tiết kiệm năng lượng sử dụng từ điều hòa một cách đáng kể.
Việc chọn loại kính Low-E phù hợp không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí năng lượng mà còn bảo vệ sức khỏe và nội thất trong công trình. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đúng đắn khi lắp đặt, từ đó tận dụng tối đa các ưu điểm của loại kính này trong việc kiến tạo không gian sống hiện đại và thoải mái.
Nếu cần hỗ trợ thêm các thông tin liên quan, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Cổ phần Cơ khí Đa Phúc qua số hotline 0971546866 để được giải đáp và tư vấn trong thời gian sớm nhất nhé!