Từ vụ hỏa hoạn trên mái gỗ cổ kính của Nhà thờ Đức Bà Paris- công trình mà Pháp mất hơn 2 thế kỷ xây dựng bị phá hủy, chúng ta đã và đang ít nhiều nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng cháy chữa cháy trong các cơ sở văn hóa.
Phòng cháy chữa cháy trong các cơ sở văn hóa
Thiệt hại do cháy nổ không phải là hiện tượng mới. Trong nhiều thế kỷ, những thiệt hại đáng kể đã xảy ra và điều này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Tuy nhiên, rất khó để tìm được số liệu thống kê chính thức liên quan trực tiếp đến số vụ hỏa hoạn gây thiệt hại trong các cơ sở văn hóa.
Với đặc thù là nơi tâm linh, thường có nhiều khách du lịch, người tham quan, các cơ sở văn hóa rất dễ xảy ra các sự cố cháy nổ trước nhiều nguồn lửa khác nhau như: nến, hương thờ cúng, hóa vàng… Yếu tố quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa tổn thất do hỏa hoạn là thông qua việc duy trì một hệ thống các kịch bản phòng cháy chữa cháy tốt.
Các kịch bản phòng cháy chữa cháy cần phải được lập thành văn bản và cập nhật định kỳ. Trách nhiệm của quản lý và nhân viên cần phải được xác định một cách rõ ràng. Chương trình này phải dựa trên tiêu chuẩn cao về quản lý nhà cửa, trật tự, bảo trì thiết bị theo quy định của pháp luật, đồng thời đào tạo nhân viên liên tục, cũng như nâng cao nhận thức về cả việc nhận biết và loại bỏ các nguy cơ gây ra hỏa hoạn (nguồn lửa và nhiên liệu gây cháy nổ).
Quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ tại các cơ sở văn hóa
Phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, có quy định về danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ trong đó có:
“ Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.”
Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP có quy định:
“Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
– Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
– Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
– Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
– Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
– Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
– Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.”
Xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở văn hóa
Mặc dù một kịch bản phòng cháy chữa cháy xuất sắc sẽ ngăn chặn hiệu quả hầu hết các đám cháy ngay từ lúc bắt đầu, nhưng nguy cơ hỏa hoạn vẫn còn. Biện pháp bảo vệ chống hỏa hoạn tốt nhất sẽ bao gồm một chương trình phòng cháy và chữa cháy tốt, cùng với các hệ thống phòng cháy chữa cháy thụ động và chủ động. Hệ thống chữa cháy thụ động là những rào cản vật lý có thể hạn chế sự lan rộng của lửa. Chúng bao gồm cả tường, trần và sàn nhà chống cháy và không chống cháy,…Hệ thống chữa cháy chủ động bao gồm cả hệ thống phát hiện cháy và chữa cháy.
Hệ thống PCCC có nhiều hệ thống. Phổ biến nhất và được thấy rộng rãi là hệ thống phun nước, hệ thống ngăn chặn khí và hệ thống bọt. Điểm cần lưu ý khi lựa chọn từng loại hệ thống phòng cháy chữa cháy là đặc tính của vật liệu, sản phẩm hoặc vật dụng được lưu trữ tại nơi cần hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy trong bảo tàng hoặc di tích lịch sử lưu giữ cổ vật nên là hệ thống phun nước hoặc hệ thống giảm khí. Hệ thống ngăn chặn khí sử dụng chất làm sạch để dập lửa. Hệ thống này đang được áp dụng rộng rãi vì tác nhân được sử dụng không gây hại cho con người và các thiết bị điện tử. Phổ biến nhất là Novec-1230, Fm-200 và IG-100.
Xem Thêm: CÁCH LÀM SẠCH CÁC VẾT BÁM KHI SỬ DỤNG BÌNH CHỮA CHÁY AN TOÀN
Hệ thống chữa cháy phun sương nước chỉ sử dụng 10% so với hệ thống phun sương tự động, chúng sẽ phun sương mịn, do đó lượng nước tiêu thụ chỉ bằng 10% so với hệ thống phun sương tự động. Tuy nhiên, nó không thể được sử dụng với các hóa chất phản ứng với nước. Hệ thống này được sử dụng rộng rãi ở châu Âu vì nó hoạt động ngay lập tức mà không cần dùng đến các biện pháp sơ tán, không gây hại cho con người và tính mạng. Tuy nhiên, cần yêu cầu các kỹ thuật viên lựa chọn phương án và thiết kế hệ thống phù hợp với khu vực.
Để đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy có thể hoạt động 100%, một yếu tố quan trọng khác là việc lắp đặt đúng cách cần có thiết bị được chứng nhận và phải có sự kiểm tra, nghiệm thu hệ thống PCCC của các chuyên gia.
Đầu năm luôn là thời điểm tuyệt vời cho các chuyến ghé thăm cơ sở văn hóa, tín ngưỡng tâm linh. Việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở này không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà nó còn là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi tổ chức, mỗi đơn vị và địa phương trong việc nâng cao hiệu quả về phòng cháy, chữa cháy, giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ gây ra.