Cửa thoát hiểm nhà xưởng – Một bộ phận thiết yếu trong hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC), đóng vai trò quyết định trong việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn, cháy nổ,… Không chỉ giúp bảo vệ tính mạng và tài sản, cửa thoát hiểm còn thể hiện trách nhiệm của các chủ đầu tư và doanh nghiệp trong việc xây dựng một môi trường làm việc an toàn và hiệu quả.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vai trò và các quy định cửa thoát hiểm cần tuân thủ để đảm bảo an toàn lao động tại các nhà xưởng nhé!
Mục lục
Giới thiệu đôi nét về cửa thoát hiểm nhà xưởng
Cửa thoát hiểm nhà xưởng đã và đang là một thành phần quan trọng trong hệ thống an toàn của các công trình nhà máy, xí nghiệp và khu công nghiệp. Chúng được thiết kế đặc biệt để đảm bảo an toàn cho người lao động thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp như cháy nổ, chập điện hoặc thiên tai một cách nhanh chóng.
Loại cửa này thường được lắp đặt tại các lối ra dẫn trực tiếp ra bên ngoài, một số vị trí còn có khả năng chống cháy tốt nhằm giảm thiểu nguy cơ lan rộng của hỏa hoạn. Được thiết kế dễ dàng mở trong tình huống khẩn cấp và ngăn ngừa xâm nhập từ bên ngoài, cửa thoát hiểm không chỉ bảo vệ con người mà còn góp phần bảo vệ tài sản, giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố xảy ra.
Các loại cửa thoát hiểm nhà xưởng phổ biến
Hiện nay các loại cửa thoát hiểm nhà xưởng được chia thành hai loại chính dựa trên khả năng chống cháy, bao gồm cửa không chống cháy và cửa chống cháy
Cửa thoát hiểm không chống cháy thường được lắp đặt tại các vị trí mở ra không gian bên ngoài như sân bãi, nơi không yêu cầu khả năng chống cháy. Chức năng chính của chúng là giúp người lao động thoát ra ngoài nhanh chóng, nhưng có yêu cầu nhiều về khả năng chịu nhiệt hoặc ngăn chặn lửa và khói.
Cửa thoát hiểm chống cháy là loại cửa bắt buộc sử dụng tại các lối thoát hiểm bên trong nhà xưởng, đặc biệt ở những khu vực như thang thoát hiểm, hành lang hoặc các khu vực cần ngăn cháy. Loại cửa này có khả năng chịu lửa trong thời gian nhất định với các phân hệ phổ biến như EI 60 phút, EI 90 phút, EI 120 phút,…giúp ngăn chặn lửa và khói lan rộng.
Cả hai loại cửa đều có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn nhưng thông thường loại cửa có khả năng chống cháy thường được sử dụng nhiều hơn so với cửa không chống cháy, đặc biệt tại các nhà xưởng sản xuất, kho chứa hàng hóa có nguy cơ cháy nổ cao.
Vai trò của cửa thoát hiểm chống cháy cho nhà xưởng
Cửa thoát hiểm nhà xưởng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho con người và tài sản, đặc biệt là trong các tình huống cháy nổ hoặc có sự cố kỹ thuật. Việc lắp đặt loại cửa này, đặc biệt là cửa có khả năng ngăn cháy cho nhà xưởng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được những lợi ích sau:
Bảo vệ an toàn tính mạng cho nhân viên: Hệ thống cửa thoát hiểm giúp người lao động nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm khi xảy ra sự cố, giúp hạn chế tối đa nguy cơ thương vong. Chúng được thiết kế dễ dàng mở từ bên trong, ngay cả khi mất điện hoặc hệ thống cửa tự động không hoạt động cũng vẫn đảm bảo khả năng thoát nạn cho người dùng.
Giảm thiểu thiệt hại về tài sản: Cửa thoát hiểm có khả năng chống cháy, ngăn chặn đám cháy lan rộng, giúp bảo vệ tài sản và trang thiết bị bên trong nhà xưởng. Đồng thời tạo điều kiện cho lực lượng cứu hỏa tiếp cận nhanh chóng để kiểm soát và dập tắt đám cháy.
Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật: Việc lắp đặt cửa thoát hiểm là một yêu cầu bắt buộc trong hệ thống phòng cháy chữa cháy, đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn về phòng chống cháy nổ. Chủ đầu tư và quản lý nhà xưởng phải thực hiện việc lắp đặt đúng tiêu chuẩn để tránh những vấn đề phát sinh xử phạt sau này.
Tạo sự an tâm cho người lao động: Hệ thống PCCC an toàn giúp người lao động yên tâm làm việc, qua đó tạo sự gắn bó lâu dài và tăng hiệu quả công việc.
Một số quy định về cửa thoát hiểm nhà xưởng
Việc lắp đặt cửa thoát hiểm trong nhà xưởng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và tài sản.
Khả năng chịu lửa
Cửa thoát hiểm phải có khả năng chịu lửa theo Tiêu chuẩn quốc gia về vật liệu và cấu kiện xây dựng chịu lửa và QCVN 06:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD.
Thời gian chịu lửa có thể thay đổi theo các vị trí và yêu cầu cụ thể của nhà xưởng từ EI 60 phút đến EI 120 phút hoặc hơn.
Khả năng chống khói
Cửa phải có khả năng chống khói theo quy định của Tiêu chuẩn quốc gia về an toàn cháy.
Cần sử dụng khóa cửa và gioăng cửa với độ kín khít tốt để ngăn khói xâm nhập vào khu vực an toàn. Khuyến khích lắp đặt hệ thống thông gió cho cửa thoát hiểm để đảm bảo an toàn trong trường hợp có sự cố.
Kích thước cửa thoát hiểm
Chiều cao thông thủy của cửa phải tối thiểu 1,9m.
Chiều rộng thông thủy: Tối thiểu 1,2m với các khu vực có số người thoát nạn lớn hơn 50 người và tối thiểu 0,8m cho các trường hợp ít hơn.
Yêu cầu về khóa cửa thoát hiểm
Cửa thoát hiểm phải sử dụng khóa có thể mở dễ dàng từ bên trong mà không cần chìa. Tuyệt đối không được phép sử dụng khóa chốt hoặc khóa có chìa cho cửa thoát hiểm. Về vị trí lắp đặt, khóa phải được lắp ở độ cao không quá 1,8m so với mặt sàn và dễ dàng tiếp cận đối với mọi nhân viên.
Vị trí lắp đặt cửa thoát hiểm
Cửa thoát hiểm nhà xưởng phải được đặt ở các vị trí dẫn ra bên ngoài hoặc khu vực an toàn. Mỗi gian phòng, tầng nhà hoặc khu vực làm việc cần có ít nhất hai cửa thoát hiểm để đảm bảo khả năng thoát nạn với khoảng cách giữa hai cửa thoát hiểm không được vượt quá 75m.
Ngoài ra, vị trí cửa phải dễ nhận biết và dễ dàng mở từ bên trong trong mọi tình huống, phía trên cần gắn biển báo chỉ dẫn lối thoát hiểm rõ ràng, dễ nhìn.
Hướng dẫn các bước thoát hiểm trong nhà xưởng
Để đảm bảo an toàn trong trường hợp khẩn cấp, người lao động cần nắm rõ hướng dẫn các bước sử dụng lối thoát hiểm trong nhà xưởng theo trình tự sau:
Nhận biết các tình huống khẩn cấp: Luôn chú ý đến các tín hiệu cảnh báo và thông báo từ ban quản lý hoặc hệ thống báo động để nhận biết kịp thời về sự cố như hỏa hoạn, chập điện, hoặc các tình huống nguy hiểm khác.
Di chuyển nhanh chóng đến lối thoát hiểm: Khi có thông báo khẩn cấp, hãy lập tức hướng về lối thoát hiểm gần nhất và di chuyển một cách nhanh chóng, không cố gắng lấy đồ đạc cá nhân để tránh làm mất thời gian. Cửa thoát hiểm thường được thiết kế để dễ dàng mở từ bên trong. Nếu gặp khó khăn, hãy tìm cách mở cửa bằng cách sử dụng tay hoặc cơ chế mở tự động nếu có.
Sau khi ra khỏi nhà xưởng, hãy đi đến khu vực an toàn đã được chỉ định, tránh xa khu vực có thể nguy hiểm.
Những lưu ý khi lựa chọn lối thoát hiểm nhà xưởng
Khi thiết kế và lắp đặt lối thoát hiểm trong nhà xưởng, cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả:
- Phân tích quy mô và nhu cầu sử dụng: Đánh giá số lượng người lao động và quy mô của nhà xưởng để xác định số lượng và vị trí của các lối thoát hiểm cần thiết.
- Đảm bảo khả năng chịu lửa: Nên ưu tiên lựa chọn cửa thoát hiểm có khả năng chống cháy tối thiểu theo tiêu chuẩn quốc gia để ngăn chặn lửa và khói lan vào khu vực thoát hiểm.
- Thiết kế đủ lối thoát hiểm: Đảm bảo có ít nhất hai lối thoát hiểm cho mỗi khu vực có nguy cơ cao và khoảng cách giữa các lối thoát không nên vượt quá 75m để người lao động dễ dàng tiếp cận.
- Chọn đơn vị lắp đặt chuyên nghiệp: Lựa chọn đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm trong việc thiết kế và lắp đặt lối thoát hiểm là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và giúp đơn vị tuân thủ các quy định an toàn.
- Kiểm tra và bảo trì định kỳ: Khi đưa vào sử dụng, cần thường xuyên kiểm tra và bảo trì cửa và hệ thống báo động để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả trong mọi tình huống khẩn cấp.
Cửa thoát hiểm nhà xưởng không chỉ là giải pháp an toàn quan trọng mà còn là yêu cầu bắt buộc trong các công trình sản xuất hiện đại. Việc lắp đặt đúng quy cách và tuân thủ các tiêu chuẩn PCCC sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, bảo vệ tính mạng con người và tài sản trong những tình huống khẩn cấp.
Để được tư vấn và lắp đặt nhanh chóng các loại cửa an toàn cho nhà xưởng của đơn vị, hãy liên hệ với Công ty Cổ phần Cơ khí Đa Phúc qua số hotline 0971546866 ngay hôm nay nhé!
Xem Thêm: