Sử dụng sơn chống cháy kết cấu thép đang là một trong những giải pháp giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu quả PCCC cho công trình một cách đáng kể. Vậy cấu tạo, nguyên lý và cách thi công của dòng sơn này là như thế nào, chúng có khác gì các loại sơn thông thường hay không?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Sơn chống cháy kết cấu thép là gì?
Sơn chống cháy là một loại sơn đặc biệt được sử dụng để bảo vệ các kết cấu kim loại như thép và sắt khỏi tác động của lửa và nhiệt độ cao. Nó có khả năng tạo ra một lớp bảo vệ làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình cháy, đồng thời ngăn việc kết cấu kim loại trở nên yếu và mất tính chịu lực khi tiếp xúc với lửa.
Theo quy định của Bộ Xây Dựng, các công trình xây dựng phải thực hiện sơn chống cháy theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8789:2011 và phải được kiểm định theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Các thành phần chính của sơn chống cháy thường bao gồm gốc dung môi hoặc gốc nước và được sản xuất dựa trên cơ sở của các chất như nhựa Acrylic, Epoxy, polyphosphate, bột màu và một số thành phần khác.
Nguyên lý hoạt động của sơn chống cháy kết cấu thép
Nguyên lý hoạt động của dòng sơn chống cháy này cũng tương đối đơn giản. Khi bề mặt đã được phủ sơn chống cháy tiếp xúc với nhiệt độ cao thì lớp sơn này sẽ kích hoạt một phản ứng hóa học để tạo thành một lớp màng cách nhiệt xốp. Lớp màng cách nhiệt này chức năng như một lá chắn cách nhiệt, ngăn chặn sự truyền nhiệt từ nguồn lửa đến bề mặt kết cấu thép bên trong.
Độ dày của lớp sơn chống cháy cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ. Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, lớp sơn sẽ nở rộng nhanh chóng, hình thành một tấm chắn, ngăn chặn sự truyền nhiệt và bảo vệ kết cấu thép khỏi sụp đổ. Điều này cực kỳ quan trọng vì thép thường mất khả năng chịu tải ở nhiệt độ khoảng 550 °C trong trường hợp cháy nổ.
Sơn chống cháy được thiết kế để bảo vệ các cơ sở hạ tầng chính của công trình trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Với khả năng chịu nhiệt được duy trì trong khoảng thời gian nhất định từ 60 đến 120 phút, sơn chống cháy kết cấu thép có thể giúp cho đội cứu hộ có đủ thời gian để ứng phó trong các tình huống khác nhau.
Các loại sơn chống cháy kết cấu thép phổ biến trên thị trường
Trên thị trường có nhiều loại sơn chống cháy kết cấu thép khác nhau để đáp ứng nhu cầu bảo vệ chống cháy của các công trình. Dưới đây là một số loại sơn phổ biến và có thời gian bảo vệ vượt trội mà bạn có thể tham khảo:
Sơn chống cháy NTS – 101
Đây là loại sơn chống cháy dựa trên dung môi 1 thành phần, được sản xuất từ nhựa Acrylic, hợp chất polyphosphate, bột màu và các thành phần phụ gia khác. Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, các thành phần hóa học trong sơn NTS – 101 sẽ tương tác và tạo thành một lớp màng xốp cách nhiệt. Màng xốp này có thể bảo vệ kết cấu thép bên trong không bị tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt trong thời gian kéo dài.
NTS – 101 là loại sơn thường được sử dụng để bảo vệ kết cấu thép trong các nhà xưởng, kho lưu trữ và các công trình dân sinh như trường học, bệnh viện và siêu thị khỏi nguy cơ hỏa hoạn.
Sơn chống cháy kết cấu thép KCC Firemask SQ
KCC Firemask SQ là một loại sơn chống cháy giữa, được thiết kế để bảo vệ các công trình sử dụng thép xây dựng và vật liệu dễ cháy. Sơn chống cháy KCC Paint nổi bật với khả năng chống cháy vượt trội, là một sự lựa chọn tốt cho các nhà máy, các cơ sở lọc hóa dầu, giàn khoan ngoài khơi, tòa nhà dân cư, thương mại và khu công nghiệp…
Sơn chống cháy 3P
Sơn chống cháy 3P là một loại sơn gốc nước, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ tạo ra một lớp cản nhiệt. Loại sơn này được sử dụng để bảo vệ các vật liệu như thép, gỗ, bê tông, tường gạch và được áp dụng cả trong trang trí nội thất và ngoại thất, nhưng phải đảm bảo được che mưa hoặc không tiếp xúc trực tiếp với nước mưa.
Sơn chống cháy Rainbow FM-1000
Rainbow FM-1000 là một loại sơn dành riêng cho kết cấu thép siêu mỏng. Dòng sơn này được sản xuất từ nhựa Acrylic kết hợp với các chất liệu chống cháy đặc thù và các phụ gia chuyên dụng khác. Rainbow FM-1000 hiệu quả trong việc bảo vệ cột thép và cầu thépđồng thời đảm bảo khả năng chống cháy trong một mức thời gian nhất định từ 60, 90 đến 120 phút.
Các bước thi công sơn chống cháy kết cấu thép
Quá trình thi công sơn chống cháy thường được diễn ra theo quy trình 5 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt của khung thép
Bước đầu tiên luôn là bước quan trọng quyết định đến tính hiệu quả và tính thẩm mỹ mà lớp sơn chống cháy kết cấu thép này mang lại. Trước khi sơn, bề mặt cần được làm sạch và xử lý cẩn thận. Quá trình này bao gồm việc sử dụng máy phun cát hoặc máy phun bi, nước để loại bỏ các vết gỉ, cặn bẩn. Sau đó, làm khô bằng máy thổi bụi tuân thủ tiêu chuẩn Sa 2.0 trở lên.
Bước 2: Sơn lớp lót chống rỉ
Ở bước này bạn hãy sử dụng các công cụ như cọ, chổi, rulo hoặc súng phun sơn chuyên dụng để phun lớp lót chống rỉ lên bề mặt thép trước khi sơn lớp chống cháy. Nên thực hiện việc sơn lớp lót chống rỉ trong một không gian bảo vệ, tránh mưa tạt để đảm bảo chất lượng của sơn không bị ảnh hưởng.
Lớp lót chống rỉ được sơn lên thép nhằm ngăn chặn sự hình thành của rỉ sét và tạo điều kiện tốt cho việc bám dính của lớp sơn chống cháy. Thời gian khô cần tuân theo là tối đa 30 phút, và độ dày của lớp lót cần đạt khoảng 50 µm – 80 µm trên bề mặt.
Bước 3: Sơn lớp chống cháy
Sau khi lớp lót chống rỉ đã khô cần tiến hành sơn lớp chống cháy lên bề mặt cần thi công. Lớp sơn chống cháy này có nhiệm vụ ngăn cách lửa và bề mặt thép cần bảo vệ. Thời gian chống cháy của lớp sơn này phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn được sử dụng.
Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn màu phủ
Trong quá trình sơn chống cháy, việc có thêm một lớp sơn màu phủ là bước không thể thiếu, vừa đảm bảo tính bảo vệ, vừa tạo sự thẩm mỹ cho kết cấu thép. Lớp sơn chống cháy ít khi được thiết kế để đảm bảo tính thẩm mỹ, chúng chỉ đảm nhiệm vai trò bảo vệ bề mặt thép khỏi lửa từ hỏa hoạn.
Bước 5: Thực hiện kiểm tra và nghiệm thu công trình
Sau khi hoàn thành việc sơn các lớp lót, chống cháy và phủ màu, cần sử dụng thiết bị đo độ dày để kiểm tra liệu lớp sơn có đạt tiêu chuẩn về thời gian chống cháy theo quy định của nhà sản xuất hay không. Đồng thời, lớp sơn phải đạt mức đẹp và thẩm mỹ, phù hợp với yêu cầu của khách hàng ở mức tốt nhất.
Các yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn sơn chống cháy
Mục đích sử dụng: Bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng của sơn chống cháy là gì, là để bảo vệ riêng cho kết cấu thép hay các vật liệu khác, để phòng cháy cho công trình hay phù hợp với một phong cách thiết kế nào đó,…
Độ bền và khả năng chịu nhiệt: Bạn cần kiểm tra xem sơn chống cháy kết cấu thép có độ bền cao hay không, có khả năng chịu được nhiệt độ và duy trì được thời gian bao lâu khi xảy ra hỏa hoạn,…
Độ dày lớp sơn: Bạn cần tính toán xem cần phải thi công bao nhiêu lớp sơn để đạt được độ dày yêu cầu. Quá trình này sẽ tùy theo loại sơn và thời gian chống cháy mong muốn.
Màu sắc và tính thẩm mỹ: Bạn cần lựa chọn màu sắc và hình thức của sơn chống cháy sao cho phù hợp với thiết kế và mong muốn của bạn để đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho công trình.
Giấy chứng nhận kiểm định: Bạn cần kiểm tra xem sơn chống cháy có giấy chứng nhận kiểm định về an toàn cháy không để đảm bảo sản phẩm được lựa chọn đạt mục tiêu và an toàn cho người sử dụng
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về sơn chống cháy kết cấu thép. Đây là một loại sơn an toàn mà mỗi công trình đều nên đầu tư để đảm bảo yếu tố PCCC. Nếu bạn cần được tư vấn và lắp đặt các vật liệu chống cháy như kính chống cháy, cửa chống cháy, hãy liên hệ với Đa Phúc qua hotline 0971546866 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.