Cửa nhôm kính đã trở thành một lựa chọn phổ biến nhờ vào nhiều tính năng ưu việt, khả năng cách âm, cách nhiệt và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm sau khi lắp đặt, việc áp dụng các tiêu chuẩn/ quy chuẩn trong thiết kế, lắp đặt là điều vô cùng cần thiết.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Đa Phúc tìm hiểu về tiêu chuẩn TCVN 9366-2:2012 trong quá trình nghiệm thu cửa nhôm kính để đảm bảo chất lượng, độ bền cho các hệ cửa ủa gia đình bạn nhé!
Mục lục
Vì sao cần hiểu và nắm được tiêu chuẩn nghiệm thu cửa nhôm kính
Cửa nhôm kính đã trở nên khá phổ biến trong các công trình hiện nay. Việc hiểu và nắm vững các tiêu chuẩn liên quan đến loại cửa này là một yếu tố quan trọng mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng như:
- Đảm bảo chất lượng công trình: Nắm rõ các tiêu chuẩn nghiệm thu giúp khách hàng giám sát quá trình lắp đặt cửa nhôm kính một cách chính xác, đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu về kỹ thuật và thẩm mỹ. Qua đó giúp hạn chế những sai sót, lỗi kỹ thuật có thể xảy ra trong quá trình thi công để nâng cao chất lượng công trình.
- Giảm thiểu rủi ro và chi phí sửa chữa: Nếu các tiêu chuẩn được tuân thủ nghiêm ngặt từ đầu, sẽ tránh được những vấn đề phát sinh như cửa bị hở, không khít hoặc bị cong vênh,…. giảm thiểu các chi phí bảo trì và sửa chữa sau này.
- Hiệu quả trong quản lý và giám sát: Việc hiểu rõ tiêu chuẩn giúp các đơn vị thi công dễ dàng kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến lắp đặt. Đồng thời, việc giám sát và quản lý công trình cũng trở nên chuyên nghiệp và chặt chẽ hơn.
Tiêu chuẩn TCVN 9366-2:2012 là gì?
TCVN 9366-2:2012 là tiêu chuẩn quốc gia quy định về các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với cửa đi và cửa sổ bằng kim loại, đặc biệt là những loại có khuôn cố định, sử dụng trong các công trình nhà ở và nhà công cộng. Tiêu chuẩn này được biên soạn bởi Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, do Bộ Xây dựng đề xuất và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố sau khi được thẩm định bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng.
Đối với cửa kim loại trong đó có cửa nhôm kính, tiêu chuẩn TCVN 9366-2:2012 bao gồm các quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu về vật liệu chính & phụ kiện và yêu cầu về gia công, liên kết & lắp đặt. Thông qua TCVN 9366-2:2012, các đơn vị thi công và chủ đầu tư có thể đảm bảo sản phẩm cửa nhôm kính đáp ứng được những tiêu chuẩn với chất lượng cao nhất.
Bạn nên biết:
6 biện pháp hiệu quả giúp cải thiện khả năng cách nhiệt cho cửa nhôm kính vào ngày hè
Chi tiết tiêu chuẩn TCVN 9366-2:2012 trong đánh giá, nghiệm thu cửa nhôm kính
Việc tuân thủ TCVN 9366-2:2012 không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm, mà còn giúp quá trình nghiệm thu, lắp đặt cửa nhôm kính diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn. Tiêu chuẩn này cũng góp phần đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tăng độ bền và tuổi thọ cho công trình thông qua một số yêu cầu cụ thể sau:
Yêu cầu về kích thước hình học
Kích thước cửa nhôm được quy định dựa trên vật liệu và thực tế từng loại cửa để đảm bảo tính ổn định và khả năng vận hành. Đối với cửa đi, chiều rộng không được vượt quá 2,0 m và chiều cao không quá 2,4 m. Cửa sổ cần đảm bảo chiều rộng không lớn hơn 1,6 m và chiều cao không vượt quá 1,8 m.
Bên cạnh đó, tổng chu vi và kích thước cửa cũng không nên lớn hơn 8,8 m để đảm bảo an toàn và ổn định khi sử dụng, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về kết cấu và tính chịu lực.
Yêu cầu về vật liệu
- Nhôm: Vật liệu chính thường sử dụng là nhôm hoặc hợp kim nhôm với hàm lượng đồng dưới 1%. Nếu dùng hợp kim Al-Si-Cu (nhôm-silic-đồng), phải đảm bảo đồng có tỷ lệ 3% – 4%. Các chi tiết hợp kim cần được sơn phủ bảo vệ để đảm bảo độ bền, chống ăn mòn trong môi trường.
- Thép: Thép sử dụng trong cửa nhôm kính cần có độ bền kéo tối thiểu 355 MPa đã qua xử lý mạ kẽm với lớp mạ không dưới 20 µm. Thép lá hoặc thép mạ kẽm yêu cầu độ dày ít nhất 0,8 mm, và lớp mạ phải đảm bảo trọng lượng 275 g/m² cho cả hai mặt.
- Thép không gỉ, thép tấm yêu cầu hàm lượng Cr phải đạt tối thiểu 17% và Ni tối thiểu 5%, đảm bảo cửa có khả năng chống ăn mòn cao và độ bền lâu dài.
Tất cả bề mặt vật liệu sau khi gia công phải không có khuyết tật, đảm bảo độ bền và yếu tố thẩm mỹ cao, đáp ứng tiêu chuẩn nghiệm thu về cả mặt kỹ thuật và hình thức.
Yêu cầu về gia công – liên kết – lắp đặt
- Về mối hàn: Các mối hàn cần phải được mài nhẵn, kín khít sau khi hàn, đảm bảo không có các vết rạn nứt, bong tróc để cửa đạt độ bền tối đa, đặc biệt đối với những khu vực dễ chịu tác động từ thời tiết như cửa ngoài trời.
- Lỗ thoát nước: Cửa nhôm kính phải được thiết kế có lỗ thoát nước với đường kính tối thiểu 5 mm ở các thanh dưới và thanh trung gian. Với các cửa có chi tiết thép hoặc ống, cần bố trí thêm lỗ thoát ngang để đảm bảo thoát nước tốt, tránh tình trạng ngấm nước gây hư hỏng cấu trúc cửa.
- Dung sai gia công: Các yêu cầu về dung sai khi gia công cũng cần được cân nhắc. Dung sai gia công của cửa nhôm kính phải nằm trong khoảng ±2 mm so với bản vẽ thiết kế. Đối với khung chứa kính, dung sai đường chéo không được vượt quá 2 mm nếu cạnh lớn nhất dưới 2 m, và không vượt quá 4 mm nếu cạnh lớn nhất trên 2 m để đảm bảo tính chính xác của sản phẩm khi lắp đặt.
Kiểm tra, nghiệm thu cửa nhôm kính sau lắp đặt
Nghiệm thu cửa sau lắp đặt không chỉ giúp xác nhận cửa nhôm kính đã được lắp đặt đúng cách mà còn bảo vệ quyền lợi của cả nhà thầu và chủ đầu tư. Dưới đây là một số các bước kiểm tra mà bạn nên xem xét:
- Kiểm tra kích thước và hình dáng: Đo lại kích thước của cửa từ chiều cao, chiều rộng, tổng chu vi để đảm bảo các thông số này phù hợp với thiết kế với bản vẽ thiết kế và tiêu chuẩn TCVN 9366-2:2012. Kết hợp cùng kiểm tra hình dáng của cửa, xác định cửa có xuất hiện dấu hiệu cong vênh hay biến dạng nào không.
- Kiểm tra vật liệu: Kiểm tra các vật liệu sử dụng trong lắp đặt (nhôm, kính, phụ kiện) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật. Đảm bảo các lớp sơn bảo vệ được sơn phủ đầy đủ và không có dấu hiệu hư hại.
- Kiểm tra các vị trí liên kết: Kiểm tra các điểm liên kết giữa cửa và khung, đảm bảo tất cả các mối nối đều chắc chắn và an toàn.
- Kiểm tra khả năng vận hành: Kiểm tra khả năng đóng mở của cửa. Cửa phải hoạt động trơn tru, không phát ra tiếng kêu lạ trong quá trình vận hành. Các phụ kiện bản lề, tay nắm,… đều hoạt động tốt và không có dấu hiệu hư hỏng.
- Kiểm tra các yêu cầu an toàn: Kiểm tra các thiết bị an toàn cần thiết như khóa, chốt, hoặc các biện pháp chống trộm,…nhằm đảm bảo tính riêng tư và an ninh cho gi đình. Lỗ thoát nước cũng cần được xác định để đảm bảo không có tình trạng đọng nước, dẫn đến hư hại cho cửa.
Sau khi thực hiện các bước kiểm tra trên, bạn có thể lập biên bản nghiệm thu chi tiết, ghi lại tất cả các kết quả kiểm tra cùng với chữ ký của các bên liên quan (nhà thầu, chủ đầu tư, kỹ thuật viên,…). Biên bản nghiệm thu sẽ là căn cứ để bàn giao và làm cơ sở cho các bước tiếp theo trong quy trình xây dựng hoặc những vấn đề phát sinh sau này.
Trên đây là một số những chia sẻ của chúng tôi về tiêu chuẩn nghiệm thu và lắp đặt cửa nhôm kính TCVN 9366-2:2012. Việc hiểu biết và áp dụng đúng tiêu chuẩn này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiệm thu, giúp các bên liên quan có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất.
Để được tư vấn và lắp đặt cửa nhôm kính chất lượng, an toàn cho gia đình mình một cách nhanh chóng với chi phí hợp lý nhất, hãy liên hệ với Công ty Cổ phần Cơ khí Đa Phúc qua số hotline 0971546866 ngay hôm nay nhé!
Xem thêm: