Bình chữa cháy là vật dụng không thể thiếu trong bất kỳ gia đình hay văn phòng nào. Tuy nhiên bạn đã bao giờ tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của bình cứu hỏa chưa? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu thành phần, cách sử dụng và xem loại bình chữa cháy nào phù hợp để lắp đặt cho gia đình bạn nhé.
Mục lục
Bình chữa cháy là gì
Một đám cháy có thể xảy ra và được duy trì bởi ba yếu tố: Nguồn lửa, oxy (hoặc khí tương tự) và nhiên liệu. Bình chữa cháy được thiết kế để loại bỏ ít nhất một trong các yếu tố này.
Bình cứu hỏa là một thiết bị chữa cháy chủ động, xách tay được sử dụng để dập tắt hoặc kiểm soát các đám cháy nhỏ, thông qua các tác nhân nước, bọt, CO2 hoặc bột khô để loại bỏ oxy hoặc làm tắt nguồn nhiên liệu có thể tiếp tục cháy. Bình chữa cháy xách tay có thể nhanh chóng ngăn chặn ngọn lửa lan rộng nếu chúng được sử dụng đúng cách.
Bình chữa cháy hiện đại được chế tạo từ thép, nhôm hoặc hợp kim nhôm. Những vật liệu này được sử dụng để tạo ra một vỏ bọc hình trụ bên ngoài an toàn cho bình chữa cháy. Vỏ ngoài của bình thường có màu đỏ, có thể chịu va đập, nhiệt độ bên ngoài và ăn mòn.
Bên trong bình thường chứa bột khô. Khí đẩy được nén trực tiếp hoặc nén vào chai gắn bên trong bình. Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả cùng với khoá van và đồng hồ đo áp lực. Vòi và loa phun liền với cụm van xả ở phía ngoài
Bình chữa cháy đang được đặt phổ biến khắp mọi tòa nhà trong khuôn viên văn phòng, trường học, gia đình. Để sử dụng bình đúng cách, trước tiên cần bạn phải làm quen với loại đám cháy mà mỗi bình chữa cháy được sử dụng và cách thức hoạt động của nó.
Các loại bình chữa cháy phổ biến
Có năm loại bình chữa cháy chính, mỗi loại được thiết kế để dập tắt các loại đám cháy khác nhau, bao gồm loại A, B, C, D và E. Cách phân loại này được xác định dựa trên các vật liệu liên quan đến đám cháy.
– Đám cháy loại A liên quan đến các chất dễ cháy thông thường, chẳng hạn như gỗ hoặc giấy, thường xuất hiện trong các đám cháy trong nhà và doanh nghiệp
– Đám cháy loại B liên quan đến chất lỏng dễ cháy như khí đốt hoặc dầu.
– Đám cháy loại C liên quan đến điện năng chẳng hạn như các thiết bị điện như đồ gia dụng, dụng cụ hoặc thiết bị khác được cắm điện. Có khá nhiều các nhà máy, cơ sở sản xuất hỏa hoạn vì các vấn đề chập điện hoặc quá tải điện.
– Đám cháy loại D liên quan đến đám cháy kim loại dễ cháy, chẳng hạn như natri, liti, titan, magie,..
– Đám cháy loại E liên quan đến dầu ăn và thường liên quan đến các đám cháy trong nhà bếp thương mại (nhà hàng, quán ăn tự phục vụ, cơ sở kinh doanh ăn uống,…)
Nước là chất chữa cháy quen thuộc và hiệu quả. Nhưng nó có thể nguy hiểm trong một số tình huống. Bình chữa cháy bằng nước có thể dập tắt một số nguyên liệu như gỗ, giấy hoặc bìa cứng đang cháy, nhưng nó không hoạt động tốt đối với đám cháy do điện hoặc liên quan đến chất lỏng dễ cháy . Trong trường hợp hỏa hoạn do điện, nước có thể dẫn dòng điện khiến bạn bị giật. Đối với các đám cháy dầu, nước sẽ chỉ làm lan nhanh chất lỏng dễ cháy khiến đám cháy trở nên dữ dội hơn.
Một chất chữa cháy phổ biến là carbon dioxide tinh khiết. Trong bình chữa cháy CO2, carbon dioxide được giữ ở dạng chất lỏng có áp suất trong xi lanh. Khi thùng chứa được mở ra, carbon dioxide sẽ nở ra để tạo thành khí. Khí carbon dioxide nặng hơn oxy, vì vậy nó thay thế oxy xung quanh nhiên liệu đang cháy để dập tắt lửa nhanh chóng. Loại bình chữa cháy này phổ biến trong các nhà hàng vì nó không làm bẩn thiết bị nấu ăn hoặc thực phẩm.
Bên cạnh carbon dioxide, bình chữa cháy bột hóa chất khô cũng là loại vật liệu chữa cháy khá phổ biến trên thị trường. Chúng thường được làm từ natri bicacbonat (muối nở thông thường), kali bicacbonat (gần giống với muối nở) hoặc monoammonium phosphate. Baking soda bắt đầu phân hủy ở nhiệt độ chỉ 158 độ F (70 độ C) và khi phân hủy, nó giải phóng khí carbon dioxide . Khí carbon dioxide, cùng với lớp cách nhiệt của bột có tác dụng dập tắt ngọn lửa.
Hầu hết các bình cứu hỏa đều chứa một lượng khá nhỏ chất chữa cháy. Dung tích sử dụng thường là dạng bình chữa cháy mini cầm tay, bạn có thể sử dụng hết chỉ trong thời gian ngắn. Vì lý do này, bình cứu hỏa chỉ có hiệu quả đối với các đám cháy tương đối nhỏ, được kiểm soát.
Để dập tắt đám cháy lớn hơn, bạn cần có thiết bị lớn hơn chẳng hạn như xe chữa cháy và đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp. Tuy nhiên, việc có sự hỗ trợ từ bình chữa cháy để kiểm soát ngọn lửa ngay từ đầu có thể là một sự cứu cánh vô giá.
Hướng dẫn cách dùng bình chữa cháy
Hầu hết các bình chữa cháy hoạt động bằng cách sử dụng 3 kỹ thuật cơ bản sau:
– Kéo chốt: Nhanh chóng lấy bình ra khỏi vị trí lưu trữ, dùng tay kéo chốt an toàn
– Nhắm mục tiêu: Hướng vòi chữa cháy vào vị trí cháy. Nên chọn đầu hướng gió là hướng loa phun vào gốc lửa, lúc này bạn nên giữ khoảng cách tối thiểu 1.5m so với nơi cháy để đảm bảo an toàn.
– Bóp van: Nắm chặt đòn bẩy và bóp van tay cầm để chất chữa cháy được phun ra, bạn có thể di chuyển vòi phun quét từ bên này sang bên kia ở gốc ngọn lửa cho đến khi lửa được dập tắt hoàn toàn.
Một số lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy
Là một sản phẩm chữa cháy đặc thù, khi sử dụng bạn cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:
– Đọc kỹ các hướng dẫn: Đọc kỹ hướng dẫn vận hành được ghi trên nhãn bình chữa cháy và đảm bảo những người trong gia đình của bạn biết cách mở và sử dụng bình cứu hỏa vào trường hợp cần thiết.
– Không sử dụng sai loại bình chữa cháy: Không bao giờ sử dụng bình cứu hỏa để chữa cháy cho loại đám cháy không được ghi trên nhãn. Ví dụ, các bình chữa cháy được dán nhãn chỉ dành cho đám cháy loại A không thể được sử dụng cho các đám cháy do điện hoặc dầu mỡ. Tuy nhiên, sẽ an toàn khi sử dụng bình cứu hỏa được dán nhãn cho đám cháy Loại B và C đối với đám cháy Loại A. Mặc dù về mặt kỹ thuật, đám cháy Loại E là một tập hợp con của đám cháy Loại B, nhưng các thành phần khác trong bình chữa cháy Loại B có thể làm cho đám cháy Loại K trở nên tồi tệ hơn, vì vậy tốt nhất bạn nên có một bình chữa cháy dành riêng cho khu vực nấu ăn.
– Không sử dụng bình chữa cháy bị hỏng: Bình chữa cháy có ngày hết hạn, sau đó chất chữa cháy không còn hiệu quả. Bạn nên lưu ý ngày trên bình và thay thế chúng khi cần thiết.
– Đừng bỏ qua việc kiểm tra bình : Bình chữa cháy xách tay được yêu cầu bảo dưỡng mỗi năm một lần đối với doanh nghiệp, nhưng cũng nên áp dụng tại nhà. Kim áp suất của bình chữa cháy phải luôn chỉ vào vùng màu xanh lá cây. Khi nó giảm xuống vùng màu đỏ, nó không có đủ áp suất để giải phóng chất chữa cháy. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi bình cứu hỏa không bao giờ được sử dụng. Thêm áp suất (còn gọi là “sạc lại”) làm cho bình chữa cháy hoạt động trở lại, nhưng điều này đòi hỏi một đơn vị chuyên nghiệp thực hiện.
– Vị trí đặt bình thuận tiện: Bình chữa cháy xách tay phải được đặt ở vị trí dễ thấy. Bạn nên chọn nơi cất giữ bình cứu hỏa ở vị trí dễ tiếp cận gần cửa ra vào bên ngoài. Ngoài ra, hãy xem xét những nơi thường xảy ra hỏa hoạn nhất trong nhà và đặt bình chữa cháy sao cho phù hợp. Đảm bảo rằng mọi người trong nhà bạn biết nơi cất giữ bình chữa cháy.
Cách chọn bình chữa cháy phù hợp
Sự khác biệt chính giữa các bình chữa cháy gia đình là kích thước. Trong hầu hết các trường hợp thì yêu cầu bình càng lớn càng tốt, nhưng đôi khi những bình dùng để chữa cháy lớn lại quá nặng gây khó khăn trong việc sử dụng.
Cũng có sự khác biệt giữa bình chữa cháy có thể sạc lại có van kim loại và bình dùng một lần có van nhựa. Loại có thể sạc lại sẽ có giá cao hơn, nhưng việc đổ đầy lại sau khi đồng hồ đo áp suất cho thấy bình đã được sử dụng hết hoặc thời gian đã cạn lượng chất bên trong vẫn ít tốn kém hơn so với mua loại dùng một lần mới.
Điều cực kỳ quan trọng là phải có loại bình chữa cháy thích hợp cho loại đám cháy đang xảy ra. Nhiều người cho rằng bình cứu hỏa sẽ dập tắt mọi loại đám cháy nhưng trên thực tế thì không phải vậy.
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, có năm loại bình chữa cháy chính tương ứng với năm dạng nguyên liệu gây cháy khác nhau. Về cơ bản, đối với việc sử dụng tại nhà hoặc văn phòng, bình chữa cháy ABC sẽ hỗ trợ chữa cháy an toàn với hỏa hoạn từ chất dễ cháy, chất lỏng dễ cháy và các loại đám cháy do điện. Một căn bếp trong nhà hàng có thể sẽ cần đến loại bình chuyên dụng không để lại cặn tránh làm bẩn thức ăn và đồ nấu.
Cách chọn bình chữa cháy phù hợp
Điều đầu tiên cần làm khi lựa chọn loại bình chữa cháy để lắp đặt là xác định loại đám cháy có thể xảy ra. Việc đánh giá rủi ro hỏa hoạn từ một kỹ thuật viên có trình độ hoặc cơ quan phòng cháy chữa cháy địa phương có thể giúp bạn xác định loại, kích thước và trọng lượng của bình chữa cháy cần thiết, họ cũng có thể giúp bạn sắp xếp đúng vị trí của và số lượng bình chữa cháy chính xác cần thiết để đáp ứng các tiêu chuẩn và quy tắc xây dựng.
Đối với các hộ gia đình, chúng tôi khuyên bạn nên chọn bình chữa cháy CO2 loại 3 kg hoặc 5 kg, bình cứu hỏa dạng bột loại 4 kg vì trọng lượng của những bình này phù hợp với sức nâng đỡ của các thành viên gia đình khi có sự cố xảy ra.
Bình chữa cháy xách tay đúng như tên gọi của nó, chúng dễ dàng mang theo và di chuyển, giúp bạn tiếp cận và dập tắt nhanh chóng nguồn gốc của đám cháy. Việc sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập tắt kịp thời đám cháy luôn là biện pháp chủ động, hiệu quả nhất để ngăn chặn cháy lớn xảy ra. Nếu đám cháy không được dập tắt bằng bình chữa cháy, hãy ngay gọi cho đội phòng cháy chữa cháy của địa phương hoặc tổng đài 114 bạn nhé.