Chúng tôi tổng hợp một số thông tin cơ bản về quy trình lắp cửa cuốn để QUÝ KHÁCH HÀNG có được những kiến thức cơ bản nhất về lắp cửa cuốn tự động.
Bước chuẩn bị của quy trình lắp đặt cửa cuốn tự động
Trước khi thực hiện lắp cửa cuốn cho mặt tiền các công trình thực tế, cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về các yếu tố như kích thước, loại cửa…. Thông qua sự tư vấn của nhà cung cấp dựa trên diện tích này để nắm được các vấn đề như vị trí đặt đường tay của cửa ở trong hay ngoài tường; xác định kích thước ray cửa, vị trí lắp ray nổi hay âm tường, nên cố định ray cửa như thế nào ?… Chọn vị trí phù hợp để lắp motor, công tắc,… của cửa cuốn, vị trí lắp trục cửa cuốn ở trong hay ngoài nhà phụ thuộc vào kích thước của lô cửa cuốn. Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, vật tư phục vụ việc lắp cửa cuốn một cách thuận lợi và nhanh chóng. Gồm có: Motor, nan cửa, trục cuốn, bảng điều khiển,…Giai đoạn chuẩn bị có vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt quy trình lắp đặt cửa cuốn tự động
Các bước của quy trình lắp đặt cửa cuốn tự động
Bước 1: Đo kích thước cửa
Để lắp đặt cửa cuốn một cách thuận lợi, trước khi lắp, chúng ta nên đo lại kích thước cửa, xác định chiều cao, chiều rộng của cửa bằng cách đo từ trần xuống nền nhà và đường chéo của ô cửa lắp đặt. Thông qua đó để biết được có bị hình bình hành không và tiến hành điều chỉnh ray cửa cuốn phù hợp với điều kiện công trình. Thông thường chiều rộng tối thiểu của cửa cuốn tấm liền đẩy tay là 1m và tối đa là 5m. Trường hợp mặt tiền rộng hơn 5m thì nên lắp cửa cuốn có động cơ điều khiển từ xa để dễ dàng và linh hoạt hơn khi đóng mở cửa.
Bước 2: Kiểm tra kích thước của các ray cửa cuốn
Kiểm tra kích thước của các ray cửa cuốn tấm liền kéo tay, nếu phù hợp với chiều cao của cửa cuốn lắp đặt thì thông qua. Cần chú ý đến chiều cao đường ray lắp hai bên tường của cửa cuốn. Thông thường hai đường ray này có thể cao hơn chiều cao thông thuỷ của cửa khoảng 25cm. Sau khi xác định chính xác kích thước, chiều cao của ray, bắt đầu xé miệng đón ray để lắp tai hãm cửa cuốn. Khi làm thao tác này nên kết hợp tiến hành khoan lỗ để lắp tay hãm cửa và tai giữ ray.
Bước 3: Tiến hành lắp ray và giá đỡ
Thông thường mỗi thợ lắp cửa cuốn kéo tay có kỹ thuật lắp khác nhau. Tuy nhiên quy trình chuẩn là khoan và lắp dựng từ ray phía động cơ trước rồi mới tiến hành dựng ray bên không có động cơ của cửa cửa cuốn. Sau khi lắp ray xong, tiến hành lắp giá đỡ bên động cơ của cửa cuốn. Yêu cầu là giá đỡ phải được lắp sát vào gáy của ray sao cho khoảng cách dưới 2cm. Tiếp theo tiến hành dùng nivo nước để đo thăng bằng giữa 2 giá đỡ. Chú ý rằng chiều cao của hai giá đỡ không được lệch hơn 0.5cm.
Bước 4: Lắp dây rút chốt li hợp lên động cơ
Sau khi hoàn thành việc lắp ray, bắt đầu lắp dây rút chốt li hợp lên động cơ. Phải lưu ý không được quá căng chốt li hợp, nếu bộ phận này bám quá ít vào mặt bích của động cơ sẽ dẫn đến tình trạng cửa bị mất kiểm soát và hay bị trượt.
Bước 5: Lắp đặt cửa cuốn tấm và cắt đầu trục cuốn thừa
Lắp đặt dây rút chốt li hợp xong nên lắp đặt luôn cửa cuốn tấm và cắt đầu trục cuốn thừa trước khi đưa lên giá đỡ, sau đó lắp gối đỡ cho cửa cuốn. Nếu không gian rộng thoáng thường thì chỉ cần 2 người là có thể lắp đặt xong.
Bước 6: Căn chính xác lò xo
Tiến hành căn chính lò xo cửa và chỉnh cam cho động cơ cửa cuốn. Sau đó xác định vị trí cam động cơ sao cho nhìn thẳng đối diện với động cơ sao cho cam phải xuống và cam trái lên. Kéo cửa lên hết mức cần chỉnh, xoay lưỡi gà đè vào công tắc hành trình của động cơ. Đối với cam xuống bên phải cũng làm tương tự.
Để việc lắp đặt cửa cuốn hoàn hảo, bên cạnh tuân thủ đúng quy trình lắp đặt cửa cuốn tự động, chúng ta nên tìm kiếm lựa chọn những địa chỉ cung cấp cửa cuốn với dịch vụ lắp đặt chuyên nghiệp uy tín. Hãy liên hệ với Đa Phúc để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.
(Nguồn: tổng hợp internet)